Kali thuộc nhóm khoáng chất phổ biến trong thực phẩm, có vai trò vô cùng quan trọng với cơ thể:
- Hỗ trợ cho sự co cơ, điều hòa nội môi, cân bằng chất khoáng
- Đóng vai trò quan trọng trong việc phóng thích năng lượng từ chất đạm, chất béo và tinh bột trong quá trình chuyển hóa, từ đó có khả năng làm giảm nguy cơ tăng huyết áp
- Đảm bảo chức năng của các tế bào sống, đảm bảo hoạt động của hệ cơ bằng cách tạo ra và dẫn truyền những xung động thần kinh, tạo phản ứng co cơ, kể cả hoạt động của cơ tim
- Hỗ trợ quá trình tổng hợp protein và chuyển hóa gluxit, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, tránh tạo sỏi thận và góp phần làm giảm nguy cơ loãng xương
Nếu nghi ngờ mình đang bị hạ kali, bạn nên đến khám và nhận lời khuyên từ bác sĩ. Sau đây là các dấu hiệu rõ ràng cho thấy bạn đang ở tình trạng thiếu kali trầm trọng.
Nếu bạn cảm thấy rõ ràng mình được nghỉ ngơi đầy đủ nhưng năng lượng cơ thể vẫn ở mức thấp khó hiểu thì rất có thể là bạn đang bị hạ kali.
Thường xuyên mệt mỏi là dấu hiệu hạ kali (Ảnh: Internet)
"Nếu bạn đang ngày càng cảm thấy kiệt sức trong khi vẫn ngủ đủ giấc, có thể kali là nguyên nhân chính gây ra tình trạng này", Lauren Blake, chuyên gia dinh dưỡng tại Trung tâm Y khoa Wexner của Đại học bang Ohio (Mỹ) cho biết.
Tuy vậy, cũng có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự mệt mỏi, uể oải thường xuyên kéo dài như do chế độ ăn, áp lực, hoặc thiếu ngủ… cho nên bạn cần loại trừ các nguyên trên trước khi cho rằng hạ kali là nguyên nhân chính gây ra sự mệt mỏi kéo dài.
Kali đóng vai trò chính trong hoạt động co cơ trơn, cơ tim và toàn bộ hệ cơ của cơ thể. Khi kali trong cơ thể đang ở mức thấp, bạn có thể sẽ cảm thấy đau nhức và co rút các cơ trong suốt cả ngày hoặc trong khi đang tập thể dục.
Đau nhức và chuột rút cơ cũng là các dấu hiệu hạ kali thường thấy (Ảnh: Internet)
Mức độ kali trong cơ thể thường lên xuống không đều xuyên suốt trong một ngày, và khi kali hạ xuống thấp quá mức sẽ khiến nhịp tim bị chậm lại, khiến cho bạn cảm thấy giống như đang sắp rơi vào trạng thái ngất xỉu vậy.
Ngứa ran khắp tay chân cũng là một dấu hiệu hạ kali khong nên bỏ qua (Ảnh: Internet)
"Điều này không thường gặp, nhiều yếu tố nguyên nhân khác có thể gây ra hiện tượng như vậy, điều quan trọng là bạn cần phải đến gặp bác sĩ nếu rơi vào trường hợp như thế", bà Blake nói. Ngứa ran khắp tay chân cũng là một dấu hiệu hạ kali khác mà bạn không nên bỏ qua.
Khi cơ thể không đủ kali, thành mạch máu trở nên co thắt, dẫn tới tăng huyết áp. Bạn cũng cần để ý xem có hiện tượng đánh trống ngực hay không. Các cơ tim sẽ gặp khó khăn trong việc bơm máu nếu như cơ thể mất đi sự cân bằng natri-kali.
Cơ thể không đủ kali dẫn đến tăng huyết áp (Ảnh: Internet)
Khi mức kali trong cơ thể hạ thấp, cơ thể có cơ chế chống lại bằng cách điều hóa lượng natri và gây ra hiện tượng phù toàn thân do muối giữ nước.
Phù toàn thân do mức kali trong cơ thể hạ xuống mức thấp (Ảnh: Internet)
Cách tốt nhất để bổ sung đủ kali cho cơ thể đó là ăn đa dạng các loại rau xanh và trái cây tươi. Mặc dù mọi người đều cho rằng chuối là thực phẩm giàu kali bậc nhất, tuy nhiên món khoai tây nướng kèm vỏ còn chứa hàm lượng kali cao gấp đôi. Những thực phẩm cũng rất giàu kali khác bao gồm rau bina, dâu tây, quả bơ, bông cải xanh và cải cầu vồng.
Bổ sung kali bằng cách ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi (Ảnh: Internet)