Căng thẳng mãn tính có thể dẫn đến huyết áp cao hơn: Giảm căng thẳng bằng cách nào?

Căng thẳng mãn tính có thể dẫn đến huyết áp cao hơn: Giảm căng thẳng bằng cách nào?
Các nhà nghiên cứu cho biết rằng tình trạng căng thẳng mãn tính có thể làm tăng huyết áp của bạn và đồng thời cũng có thể gây ra các vấn đề sức khoẻ tim mạch khác.

Trong khi đó, các nhà nghiên cứu đã đưa ra báo cáo rằng căng thẳng mãn tính có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe tim mạch như bệnh huyết áp cao. Đồng thời, các chuyên gia cũng cho biết về cách hiệu quả giúp giảm căng thẳng và lo lắng.

Đặc biệt căng thẳng mãn tính còn không tốt cho sức khỏe tim mạch. Những thông tin ở trên hoàn toàn đúng ngay cả đối với những ngưuoif không có dấu hiệu bệnh lý nào từ trước như tăng huyết áp và xảy ra ở người trẻ tuổi.

Trong một nghiện cứu mới được công bố bởi Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho biết, nghiên cứu thực hiện xem xét mức độ căng thẳng trong suốt 13 năm (2005-2018) ở 412 người (từ 48 đến 87 tuổi) không bị tăng huyết áp.

Lúc này, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra mức độ căng thẳng tiết niệu bằng cách đo các hormone được tạo ra trong cơ thể để đối phó với căng thẳng: cortisol, epinephrine (adrenaline), dopamine và norepinephrine.

Mức độ tăng gấp đôi của cortisol một mình nhưng không phải norepinephrine, epinephrine hoặc dopamine - có liên quan đến nguy cơ mắc các biến cố tim mạch cao hơn 90%.

Cortisol là hormone căng thẳng thúc đẩy phản ứng của bạn đối với nguy hiểm hoặc mối đe dọa. Khi vấn đề đã qua đi, cortisol của bạn sẽ giảm trở lại. Đây là điều cho phép cơ thể và bộ não của bạn biết rằng tất cả đều an toàn.

Căng thẳng mãn tính có thể dẫn đến huyết áp cao hơn: Giảm căng thẳng bằng cách nào?  - Ảnh 2.

Đọc thêm:

Làm thế nào để nhận biết các triệu chứng căng thẳng ở nam giới

Cao huyết áp do căng thẳng, lo âu có nguy hiểm không? Làm thế nào để kiểm soát?

Norepinephrine, epinephrine và dopamine đều hoạt động cùng nhau để điều chỉnh hệ thống thần kinh tự chủ và kiểm soát các chức năng không tự chủ của cơ thể, như nhịp tim, huyết áp và hơi thở của người bệnh.

Căng thẳng kinh niên làm gián đoạn quá trình lên xuống không tự nguyện này. Điều đó có thể dẫn đến việc cortisol không còn giảm xuống nữa, và lúc này cao huyết áp xảy ra đe dọa tới sức khỏe người bệnh.

Kết quả của tình trạng căng thẳng mãn tính có thể gây tổn hại tới sức khỏe tim mạch nhưng nhiều người lại không nhận ra điều này.

1. Giảm căng thẳng có dễ dàng thực hiện không?

Tiến sĩ. Therese Rosenblatt, tác giả của cuốn sách " Bạn có khỏe không: Kết nối trong Kỷ nguyên ảo, Một nhà trị liệu, một Đại dịch và những Câu chuyện về Đương đầu với Cuộc sống cho biết rằng: "Tất cả những cách làm này đều hữu ích, nhưng khi bạn đang ở trong nỗi lo lắng tột cùng, gặm nhấm khiến cuộc sống trở nên khốn khổ, thậm chí có thể khó thực hiện những hành vi đó".

Trong khi đó, theo Tiến sĩ. Akua K. Boateng, một nhà trị liệu tâm lý cho biết rằng, việc giảm căng thẳng là giảm thiểu nhu cầu của cơ thể để quản lý các tác nhân gây căng thẳng vượt quá khả năng của nó.

Boateng nói thêm: "Sẽ có những tác nhân gây căng thẳng trên thế giới, nhưng khi chúng ta nói về việc giảm căng thẳng, chúng ta phải cố gắng không cá nhân hóa tất cả các tác nhân gây căng thẳng cùng một lúc."

Mấu chốt của vấn đề là bạn cần biết tác nhân gây tình trạng căng thẳng và việc xử lý hoặc giải quyết tình trạng này của bản thân.

Mẹo nhỏ giúp giảm căng thẳng như sau:

Boateng cho biết, nên tạo ra ranh giới cho sự tiếp nhận căng thẳng. Điều này cho thấy nếu bạn bị căng thẳng tâm lý do công việc hoặc do tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra thì hãy giảm thiểu tình trạng này bằng cách hoàn thành công việc hoặc dành thời gian để dọn dẹp nhà cửa khi bị căng thẳng.

Căng thẳng mãn tính có thể dẫn đến huyết áp cao hơn: Giảm căng thẳng bằng cách nào?  - Ảnh 3.

Hơn nữa, việc thiết lập các không gian hỗ trợ trước và thực hiện các biện pháp trị liệu như gặp bạn bè hàng tuần hay việc viết nhật ký và việc điều chỉnh cho phép bản thân xả hơi tinh thần khi gặp phải một vấn đề căng thẳng là hãy dành những khoảng không gian này thường xuyên để cải thiện tình trạng của mình.

Ngoài ra, để đối phó với từng tác nhân gây ra tình trạng căng thẳng tại một thời điểm thì cần cố gắng xử lý nhiều yếu tố gây căng thẳng cùng một lúc trước khi nó bắt đầu kịp đeo bám cơ thể bạn. Nên dành thời gian để giải quyết, xử lý vấn đề gây căng thẳng cho bản thân sau đó dành thời gian để khôi phục tinh thần trước khi giải quyết các vấn đề khác.

2. Không nên yêu cầu giảm căng thẳng

Rosenblatt có nói: "Không có gì quản lý căng thẳng tốt hơn là tích cực làm điều gì đó để giải quyết vấn đề đó một cách triệt để".

Tuy nhiên, các chuyên gia đưa ra cảnh báo rằng, ở một góc độ nào đó, việc cố gắng giảm căng thẳng có thể trở nên phản tác dụng.

Boateng nói: "Giảm căng thẳng sẽ giải phóng năng lượng bên trong cơ thể, chứ không phải làm tăng thêm năng lượng. Đôi khi, một chút căng thẳng có thể có lợi (tức là nói chuyện trong trị liệu) nhưng nhìn chung, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn sau đó."

Các dấu hiệu của Boateng cho thấy giảm căng thẳng có hại nhiều hơn lợi:

- Quá trình giảm căng thẳng trở thành một nhiệm vụ với các hướng dẫn cứng nhắc.

- Khi có các điểm kiểm tra tiến trình giảm căng thẳng.

- Xuất hiện tình trạng đổ lỗi hoặc cảm thấy có lỗi khi không giải quyết được vấn đề căng thẳng bản thân đang gặp phải.

Căng thẳng mãn tính có thể dẫn đến huyết áp cao hơn: Giảm căng thẳng bằng cách nào?  - Ảnh 4.

Rosenblatt nói rằng: "Bạn không thể loại bỏ căng thẳng và lo lắng".

"Hãy nhớ rằng tình trạng căng thẳng và lo lắng đến từ đâu đó. Đâu đó có thể là một mối đe dọa từ bên ngoài, như COVID-19, trong trường hợp đó, ít nhất một sự căng thẳng bạn gặp phải là sự thật. Và lúc này, để đối phó với căng thẳng đang gặp phải, Rosenblatt nói rằng tốt nhất là nên giữ sự linh hoạt."

Thực tế cho thấy, các quyết định mà con người đưa ra vào hôm nay hoặc sau đó đều gồm các thói quen cá nhân, xã hội và công việc có thể phải thay đổi vào ngày mai. Do đó, việc chấp nhận những điều con người không thể kiểm soát và hướng năng lượng tới những thứ có thể kiểm soát nếu giả định cả tương lai gần không thể đoán trước thì mọi chuyện sẽ diễn ra suôn sẻ hơn.

Trong khi dó một số nguồn tin nội bộ, cá nhân sẽ xuất hiện theo những phong cách khác nhau. Trong trường hợp này, tình trạng căng thẳng xảy ra đối với bạn và bạn vẫn phải đối diện trực tiếp với nó chứ không thể né tránh. Nên việc hiểu được các dấu hiệu căng thẳng mình đang gặp phải là cách hiệu quả hơn khi chiến đấu với tình trạng này.

Chỉ cần nhớ cơ thể được thiết kế với mục đích cung cấp cho con người những tín hiệu cảnh báo dấu hiệu căng thẳng mãn tính mà cơ thể đang gặp phải. Điều này cho biết rằng tình trạng căng thẳng đang đe dọa sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần của mình. Hãy cố gắng xác định và cần lập kế hoạch để vượt qua trình trạng này.

Nguồn tham khảo: https://www.healthline.com/health-news/chronic-stress-can-lead-to-higher-blood-pressure-heres-how-to-reduce-it


Tác giả: N.Mai