Cần tuân thủ quy trình tiêm khớp như thế nào?

Tham vấn chuyên môn: - Nguyên trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô - Bác sỹ cơ xương khớp, Phòng khám đa khoa Vietlife
Cần tuân thủ quy trình tiêm khớp như thế nào?
Hiện nay, chỉ định tiêm khớp được sử dụng rộng rãi hơn, mang lại hiệu quả cho bệnh nhân có các vấn đề về xương khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp,… Tuy nhiên, việc tiêm thuốc vào khớp chúng ta cũng phải hết sức cân nhắc và tìm hiểu kỹ.

Biến chứng nguy hiểm khi tiêm khớp không đúng

Cô P.V.T bị tràn dịch khớp gối đến khám tại phòng khám Vietlife với mong muốn được chọc hút dịch. Bệnh nhân này đã có tiền sử chọc hút dịch 2-3 lần và được tiêm khớp gối không rõ thuốc gì.

Bác sỹ thăm khám khớp gối phải của bệnh nhân có sưng, nóng, đỏ, đau. Vùng da tại khớp gối có một số nốt sẩn và vết tiêm chọc cũ. Kết quả xét nghiệm máu CRP tăng cao, bạch cầu tăng cao. Siêu âm khớp gối lượng dịch xấp xỉ 20mm.

Khi tiêm khớp, người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu ngay nhưng nếu tiêm không đúng chỉ định và không được thực hiện của bác sỹ chuyên khoa có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng khớp, chảy máu nội khớp,... Lúc này việc điều trị và tiên lượng sẽ vô cùng khó khăn. Nguy hiểm hơn nếu tiêm không vào khớp mà vào tổ chức lân cận, tiêm vào mạch máu và thần kinh sẽ gây hậu quả teo cơ, xốp xương, làm mất chức năng vận động khớp, thậm chí có thể tàn phế suốt đời.

Cần tuân thủ quy trình tiêm khớp như thế nào? - Ảnh 1.

Tiêm khớp cần có chỉ định từ bác sỹ chuyên khoa

Tiêm khớp thế nào an toàn, hiệu quả?

Theo BSCKII Nguyễn Thị Lan – Khoa cơ xương khớp, phòng khám đa khoa Vietlife, với những bệnh nhân có tràn dịch khớp gối cần tuân thủ chỉ định hút dịch và tiêm khớp. Các bác sỹ sẽ dựa vào tình trạng, cá thể từng bệnh nhân, từng thời điểm để xử trí. Cần xét nghiệm dịch khớp gối trước khi tiêm vào khớp gối điều trị.

Tiêm khớp mang lại lợi ích nhất định, giảm các triệu chứng đau, giúp cải thiện vận động cho người bệnh. Tuy nhiên, chúng ta cần tuân thủ chỉ định tiêm khớp, không nên lạm dụng. Nếu có chỉ định thì trước khi tiêm cần biết rõ mình bị bệnh gì, tiêm thuốc gì, tác dụng và tác dụng phụ của thuốc. Ngoài ra, chỉ nên tiêm ở những cơ sở y tế uy tín có bác sĩ chuyên khoa và thực hiện đúng quy trình.

Không nên tiêm khớp đối với những trường hợp viêm khớp nhiễm khuẩn, tổn thương khớp do bệnh lý thần kinh, nhiễm khuẩn ngoài da tại vị trí khớp, nhiễm khuẩn toàn thân, các bệnh lý rối loạn đông chảy máu, bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông, bệnh nhân có tình trạng đái tháo đường chưa kiểm soát được, tăng huyết áp không ổn định.

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA VIETLIFE

Là hệ thống phòng khám chuyên về điều trị các bệnh cơ xương khớp với đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm tại các bệnh viện hàng đầu. Cơ sở vật chất hiện đại, tiên tiến đầy đủ các dịch vụ chẩn đoán và điều trị toàn diện bệnh lý cơ xương khớp và cột sống bao gồm: thăm khám và điều trị cùng các chuyên gia, chụp cộng hưởng từ, X quang, siêu âm, xét nghiệm, đo mật độ xương, phục hồi chức năng, vật lý trị liệu…

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA VIETLIFE

Địa chỉ: Số 14 Trần Bình Trọng, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Số 583 Sư Vạn Hạnh, P13, Q10, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 024 7307 8999/0906 99 33 30

Website: http://vietlifeclinic.com


Tác giả: Vietlife