Viêm mũi dị ứng được đặc trưng bởi các triệu chứng như hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa hoặc tắc mũi và ngứa, chảy nước mắt. Tuy nó không gây nguy hiểm nhưng lại khiến bà bầu cảm thấy bất tiện và khó chịu. Nếu các triệu chứng của viêm mũi dị ứng quá nặng nề, thì bà bầu nên tìm hiểu và sử dụng thuốc điều trị viêm mũi dị ứng khi mang thai.
Sự lựa chọn thuốc điều trị viêm mũi dị ứng khi mang thai nên dựa trên loại triệu chứng và mức độ nghiêm trọng, an toàn cho thai nhi, hiệu quả sản phẩm và ưu tiên của bệnh nhân.
Bà bầu có thể tham khảo những loại thuốc điều trị viêm mũi dị ứng khi mang thai dưới đây:
Các loại thuốc điều trị viêm mũi dị ứng khi mang thai phổ biến ở dòng này là budesonide, flnomasone, beclometasone. Thuốc cho hiệu quả cao, đặc biệt là loại bỏ nhanh triệu chứng nghẹt mũi. Cơ thể hấp thụ thuốc ở mức tối thiểu. Thuốc được đánh giá là an toàn với phụ nữ mang thai và cho con bú.
Các loại thuốc điều trị viêm mũi dị ứng khi mang thai phổ biến ở dòng này là cetirizine và loratadine. Thuốc ít hiệu quả hơn so với thuốc xịt mũi Corticosteroid. Thuốc được đánh giá là an toàn trong thai kỳ, nhưng cần được sử dụng hợp lý ở phụ nữ cho con bú.
Đây là loại thuốc điều trị viêm mũi dị ứng khi mang thai an toàn cho thai kỳ, hấp thụ tối thiểu, nhưng cần sử dụng hợp lý ở phụ nữ cho con bú. Thuốc nhỏ mắt và xịt mũi Cromoglycate có hiệu quả thấp hơn thuốc xịt mũi corticosteroid và cần dùng thuốc thường xuyên.
Các loại thuốc điều trị viêm mũi dị ứng khi mang thai phổ biến ở dòng này là chlorphenamine và promethazine. Thuốc có tác dụng phụ nhiều hơn so với dòng thuốc không an thần. Thuốc được đánh giá là an toàn với phụ nữ mang thai, nhưng cần tránh sử dụng liều cao, bởi có thể làm tăng nguy cơ suy hô hấp ở trẻ sơ sinh.
Các loại thuốc này tuy chưa có dữ liệu chứng minh an toàn trong thai kỳ, nhưng vì có khả năng hấp thụ tối thiểu nên vẫn được bác sĩ chỉ định sử dụng làm thuốc điều trị viêm mũi dị ứng khi mang thai. Thuốc này cần sử dụng thường xuyên để phát huy hiệu quả.
- Có những loại thuốc cần tránh tuyệt đối trong khi mang thai là thuốc thông mũi phenylephrine, oxymetazoline, xylometazoline.
Những thuốc này vốn nổi tiếng trong việc chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả. Tuy nhiên, các bác sĩ nghi ngờ nguy cơ gây dị tật bẩm sinh của phenylephrine. Mặt khác, đây là những thuốc hiệu quả nhanh, nhưng dễ hồi phục lại triệu chứng nghẹt mũi, nên không phải là giải pháp thích hợp cho bà bầu.
- Thuốc kháng histamine Promethazine được báo cáo là có một số tác dụng gây quái thai/dị tật thai nhi ở người.
- Thuốc kháng thụ thể Leukotriene có hiệu quả tốt trong điều trị viêm mũi dị ứng, nhưng cần tránh sử dụng ở phụ nữ mang thai, vì nó thiếu dữ liệu kết luận an toàn trong thai kỳ.
- Thuốc co mạch giao cảm dạng uống như Pseudoephedrine và phenylephrine mặc dù không bị nghi ngờ gây quái thai ở người, nhưng chúng gây quái thai ở động vật, và có thể gây co thắt tử cung, nên tránh sử dụng làm thuốc điều trị viêm mũi dị ứng khi mang thai.
Các bác sĩ có thể cảm thấy khó khăn và căng thẳng khi kê thuốc điều trị viêm mũi dị ứng khi mang thai. Vì vậy, bạn cần thảo luận với bác sĩ, cung cấp đầy đủ thông tin thai kỳ và lịch sử bệnh tật để bác sĩ có thể giúp bạn lựa chọn loại thuốc thuốc điều trị viêm mũi dị ứng khi mang thai phù hợp nhất và ít rủi ro nhất.
Nguồn tham khảo: http://www.medicinesinformation.co.nz/bulletins/treatment-of-allergic-rhinitis-in-pregnancy-and-breastfeeding/