Cẩn trọng với bệnh viêm bờ mi ở trẻ em

Cẩn trọng với bệnh viêm bờ mi ở trẻ em
Viêm bờ mi mắt có thể xảy ra ở trẻ em. Vậy làm sao để đối phó với bệnh viêm bờ mi ở trẻ em?

Viêm bờ mi mắt thường là bệnh hay xuất hiện ở tuổi từ 40 trở lên. Tuy nhiên, cũng có một tỉ lệ không nhỏ trẻ em có nguy cơ mắc bệnh này. Bệnh viêm bờ mi ở trẻ em gây ra nhiều khó chịu cho trẻ, khiến khả năng quan sát và học hỏi của trẻ bị ảnh hưởng không ít. 

Vậy làm sao các bậc cha mẹ có thể giúp trẻ thoát khỏi bệnh viêm bờ mi mắt ở trẻ em?

1. Bệnh viêm bờ mi ở trẻ em là thế nào?

Viêm bờ mi là tình trạng bệnh khi mí mắt của trẻ bị viêm, thường là viêm ở ngay chân lông mi. Bệnh viêm bờ mi ở trẻ em sẽ khiến mí mắt của bé sưng, đỏ, có thể nổi hạt nhỏ. Mắt bé có xu hướng chảy nước mắt nhiều hơn thông thường. Nếu bé có thể mô tả thì hãy hỏi bé xem có thấy rát, ngứa hay cộm ở mi mắt không.

Bệnh viêm bờ mi mắt ở trẻ em khi phát triển nặng hơn có thể có những triệu chứng khác như rụng lông mi, ở chân lông mi đọng chất nhờn, có vảy gàu... Bệnh viêm bờ mi mắt ở trẻ em có thể gây ra các tình trạng nặng hơn như lẹo, chắp hay viêm kết mạc.

2. Nguyên nhân của bệnh viêm bờ mi mắt ở trẻ em

Bệnh viêm bờ mi ở trẻ em có thể bắt nguồn từ tình tra viêm da tiết bã nhờn ở trẻ. Các bé mắc viêm da tiết bã nhờn có thể có các biểu hiện như đầu nhiều gàu hay da khô và bong tróc ở quanh mắt. Ngoài ra, trẻ cũng có thể mắc viêm bờ mi do mắt nhiễm khuẩn hoặc do tuyến dầu ở mí mắt phải hoạt động quá sức. Cũng có trường hợp mắc bệnh cho hai hay nhiều nguyên nhân gộp lại.

Bệnh viêm bờ mi ở trẻ em tuy không dẫn đến mù lòa hay nguy hiểm tính mạng nhưng sẽ khiến bé gặp nhiều khó chịu và phiền toái ở mắt. Trong tình huống diễn biến phức tạp, viêm bờ mi mắt có thể gây ra và "tiếp tay" cho nhiều bệnh về mắt nguy hiểm hơn.

Ảnh 1.

Hình ảnh bệnh viêm bờ mi ở trẻ em (Ảnh: Internet)

3. Điều trị bệnh viêm bờ mi ở trẻ em

Khi con có những triệu chứng như đã nhắc đến ở trên, cha mẹ nên đưa bé đến khám ở các bác sĩ chuyên khoa mắt, tốt nhất là chuyên khoa mắt trẻ em, để xác định xem có phải con mắc bệnh viêm bờ mi mắt ở trẻ em không. Không nên tự dựa vào kinh nghiệm bản thân mà mua thuốc điều trị tùy tiện cho trẻ.

Khi được bác sĩ chẩn đoán con mắc bệnh viêm bờ mi ở trẻ em, bác sĩ sẽ hướng dẫn cha mẹ cách điều trị và chăm sóc mắt cho trẻ. Một trong những yếu tố quan trọng nhất trong quá trình điều trị bệnh viêm bờ mi mắt ở trẻ em là cha mẹ cần giúp bé giữ vệ sinh đôi mắt, đặc biệt là ở bờ mi mắt.

Một số biện pháp điều trị bệnh viêm bờ mi mắt ở trẻ em gồm có:

- Nhỏ nước muối, thuốc kháng sinh và bôi thuốc theo chỉ định.

- Vệ sinh mắt hàng ngày cho trẻ bằng cách đắp gạc sạch, ẩm và ấm lên mi mắt, lau mắt bằng nước muối Natri clorid 0,9% hoặc dung dịch pha loãng dầu gội cho trẻ sơ sinh theo hướng dẫn của bác sĩ. Sau đó, lau khô mắt cho bé bằng gạc sạch, lau thật nhẹ nhàng.

- Hạn chế để bé dụi tay vào mắt.

Tất cả những biện pháp này đều cần được bác sĩ điều trị đồng ý và hướng dẫn.

Ảnh 2.

Phải làm sao để bảo vệ con khỏi bệnh viêm bờ mi ở trẻ em? (Ảnh: Internet)

4. Phòng bệnh viêm bờ mi ở trẻ em

Cũng giống như bệnh viêm bờ mi ở người lớn, bệnh viêm bờ mi mắt ở trẻ em hoàn toàn có thể tái phát. Sau khi đã điều trị khỏi bệnh cho con, cha mẹ cần giúp con giảm nguy cơ tái phát bệnh. Các bậc cha mẹ chưa có con nhiễm bệnh viêm bờ mi ở trẻ em cũng nên chú ý để giúp con phòng bệnh.

Cha mẹ nên giữ cho nơi ở và các vật dụng trong nhà, đặc biệt là những vật dụng trẻ thường tiếp xúc, sạch sẽ. Cha mẹ cũng cần giữ vệ sinh cá nhân để tránh chính mình mang đến nguy cơ mắc bệnh cho con. Luôn đảm bảm con tiếp xúc với nước sạch, khăn sạch khi rửa mặt.,

Chúng ta cũng nên dạy trẻ từ bỏ thói quen dịu mắt, xây dựng thói quen rửa tay. Cha mẹ có thể rửa mắt định kì cho con theo các phương pháp an toàn tham khảo từ các bác sĩ.

Tác giả: Nụ Nguyễn