Đau lá lách rất khó để xác định vì lách nằm ở vị trí gần với các cơ quan trong ổ bụng khác như dạ dày, thận trái, đại tràng trái và thành bụng. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới tình trạng này và người bệnh chỉ có thể biết chính xác khi thăm khám, thực hiện các xét nghiệm cần thiết theo chỉ định của bác sĩ.
Lá lách không những chứa một lượng lớn tế bào lympho mà còn sản sinh ra nhiều bạch cầu miễn dịch - nguyên liệu để tạo ra các kháng thể. Có thể nói, đây là nhà máy chế tạo các kháng thể, giúp cơ thể chống lại các bệnh tật.
Vai trò của lá lách quan trọng là thế nên việc cắt bỏ lá lách chỉ thực hiện khi không còn giải pháp nào tốt hơn. Chẳng hạn, người ta sẽ cắt bỏ lá lách trong trường hợp cấy hoặc thay phủ tạng để phòng trường hợp các tế bào lympho và chất kháng thể từ lá lách thải trừ các cơ quan cấy ghép.
Các nghiên cứu khoa học cho thấy, khi cắt bỏ lá lách, sức đề kháng giảm đi rất nhiều, cơ thể dễ bị nhiễm bệnh và khi đã mắc bệnh thì thường nặng, tỷ lệ tử vong cao. Vì vậy, khi lá lách bị chấn thương, dù đã dập nát, bác sĩ vẫn luôn tìm đủ mọi cách để cứu nó. Tuy nhiên, trong một số bệnh về máu, nếu lá lách quá to, nguy cơ vỡ lách gây chảy máu cấp thì buộc phải cắt để phòng ngừa.
Lá lách không những chứa một lượng lớn tế bào lympho mà còn sản sinh ra nhiều bạch cầu miễn dịch (Ảnh: Internet)
Lách nằm trong khoảng xương sườn thứ 9 và thứ 11 phía bên trái. Lách nằm dưới xương sườn nên không thể cảm nhận bằng tay khi sờ. Vì thế người bị đau lá lách sẽ cảm thấy đau ở vùng bụng trên phía bên xương sườn trái. Đau có thể lan tới vai, giữa lưng, rốn, ngực trái và bụng bên phải (ít gặp).
Hai nguyên nhân phổ biến gây đau vùng lá lách là nhồi máu lách và vỡ lá lách. Cả hai đều là tình trạng cấp cứu và có thể gây tử vong nếu không tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức. Lách to hiếm khi gây đau mà thường khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, đầy bụng.
Thường thì lách to gây cảm giác căng đầy, khó chịu, nhất là khi bụng căng ra sau khi ăn. Lá lách được bao bọc bởi một lớp vỏ mềm chắc chắn có khả năng mở rộng gấp nhiều lần kích thước bình thường mà không bị vỡ. Do đó lách to ở mức độ nhẹ hoặc trung bình ít khi gây đau lá lách.
Khi bị đau vùng lá lách, cần tới bệnh viện ngay để khám, xác định nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp. (Ảnh: Internet)
Nhồi máu lá lách xảy ra khi một hoặc nhiều khu vực nhỏ trong lá lách bị thiếu máu, thường do các cục máu đông di chuyển làm nghẽn mạch máu nhỏ trong lá lách. Do tắc nghẽn, máu giàu oxy không thể đi đến một số khu vực của lá lách và điều này dẫn đến thiếu máu cục bộ (tổn thương mô do tình trạng thiếu oxy) và cuối cùng là một cơn nhồi máu. Triệu chứng đau vùng lá lách là một trong những tiếng cảnh báo cho hiện tượng nhồi máu lá lách đang âm thầm làm hại cơ thể bạn.
Chấn thương vùng bụng tên có thể gây vỡ lá lách. Hầu hết các bệnh nhân bị chấn thương gây vỡ lá lách đều bị đau lá lách (đau ở vùng bụng trên phía bên xương sườn trái). Đau nhẹ vai bên trái cũng có thể xuất hiện như là kết quả của sự kích thích rễ thần kinh hoành do đau lan từ dưới lên.
Lá lách có vai trò cực quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Khi cắt bỏ lá lách, sức đề kháng giảm đi rất nhiều, cơ thể dễ bị nhiễm bệnh và khi đã mắc bệnh thì thường nặng, tỷ lệ tử vong cao. Vì vậy, khi lá lách bị chấn thương, dù đã dập nát, bác sĩ vẫn luôn tìm đủ mọi cách để cứu nó. Tuy nhiên, trong một số bệnh về máu, nếu lá lách quá to, nguy cơ vỡ lách gây chảy máu cấp thì buộc phải cắt để phòng ngừa.