Cận thị thứ phát là gì? Những điều cần biết về cận thị thứ phát

Cận thị thứ phát là gì? Những điều cần biết về cận thị thứ phát
Cận thị là rối loạn khúc xạ phổ biến. Cận thị thứ phát tuy hiếm gặp nhưng lại phức tạp và khó điều trị. Cùng tìm hiểu về căn bệnh cận thị thứ phát để ngăn ngừa và kiểm soát kịp thời, tránh nguy cơ bị mất thị lực.

1. Cận thị thứ phát là gì?

Tật cận thị thứ phát là 1 tình trạng rối loạn khúc xạ cận thị. Trong đó nguyên nhân cụ thể và đơn lẻ gây bệnh (như thuốc, bệnh giác mạc hoặc hội chứng lâm sàng toàn thân) có thể được xác định. Và nguyên nhân đó không phải là 1 yếu tố được công nhận là nguy cơ phát triển bệnh cận thị.

Nếu như cận thị nguyên phát rất phổ biến và thường là do các bất thường về giải phẫu hoặc do lão hóa sinh lý. Thì cận thị thứ phát lại hiếm gặp và nguyên nhân gây bệnh trực tiếp có thể được xác định. 

Tuy khái niệm về cận thị thứ phát còn chưa xuất hiện nhiều trong các nghiên cứu về tật khúc xạ. Nhưng  thuật ngữ cận thị thứ phát có giá trị rõ ràng trong xác định nguyên nhân và phương hướng điều trị.

2. Triệu chứng của cận thị thứ phát

Cũng giống như tật cận thị đơn thuần, cận thị thứ phát bao gồm các triệu chứng như:

- Khả năng nhìn xa kém, chỉ nhìn rõ các vật ở gần.

- Thường phải nheo mắt khi tập trung nhìn.

- Dễ nhức mỏi mắt.

- Mắt tăng nhạy cảm với ánh sáng.

- Đau đầu.

cận thị thứ phát

Triệu chứng của cận thị thứ phát cũng tương tự như cận thị đơn thuần. (Ảnh Internet).

Để kiểm tra rõ ràng bạn cần được Thăm khám chẩn đoán cận thị tại các bệnh viện và cơ sở mắt có uy tín.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Cận thị thứ phát thường xảy ra do tác động từ các yếu tố bệnh tật khác. Phổ biến nhất là:

- Cận thị thứ phát phát sinh do ảnh hưởng của các bệnh giác mạc hoặc thủy tinh thể:

Ví dụ như trong bệnh đục thủy tinh thể, sự xơ cứng của nhân làm tăng công suất khúc xạ của thể thuỷ tinh. Nó gây cận thị ở mức độ nhẹ hoặc trung bình.

Bệnh giác mạc chóp làm thay đổi hình dạng. Điều này giác mạc khiến cho tia sáng đi qua mắt hội tụ sai điểm, gây cận thị. Bệnh tăng nhãn áp cũng được chứng minh là liên quan đến các trường hợp bị cận thị nặng.

- Cận thị thứ phát do thuốc:  

Tất cả các loại thuốc tác động lên hệ thần kinh tự chủ có thể ảnh hưởng đến thị lực. Các loại thuốc khác có thể có tác dụng phụ lên mắt mà không thể đoán trước được. Cơ chế gây cận thị của thuốc thường liên quan đến những thay đổi trong quá trình hydrat hóa của cấu trúc mắt.

Ví dụ như thuốc nhỏ mắt pilocarpine, thuốc cholinergic gây ra phản ứng co thắt cơ, có thể dẫn đến cận thị thứ phát. Một số loại thuốc khác như sulphonamides, và thuốc lợi tiểu có thể gây cận thị mà không có co thắt tương ứng.

- Cận thị thứ phát do đường huyết tăng cao: 

Khi đường huyết tăng cao, các mạch máu nhỏ trong võng mạc của mắt bị suy yếu hoặc sưng lên. Nó có thể gây ra rò rỉ máu, phát triển các mạch máu mới hoặc những thay đổi khác. Nếu mức đường huyết quá cao trong thời gian dài, nó sẽ chặn các mạch máu nhỏ có vai trò nuôi dưỡng võng mạc khỏe mạnh. 

Từ đó mắt sẽ suy yếu dần và mắc các bệnh võng mạc. Cuối cùng gây ra những thay đổi về khúc xạ như cận thị, viễn thị. Thậm chí là dẫn đến mù lòa.

cận thị thứ phát tiểu đường

Minh chứng rõ ràng nhất cho việc đường huyết tăng cao gây cận thị thứ phát, đó là những người bị tiểu đường thường cũng bị cận thị hoặc mất thị lực trung tâm. (Ảnh Internet).

Cận thị thứ phát còn có thể là do liên quan đến các bệnh toàn thân bao gồm các hội chứng di truyền liên quan đến mắt. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như nhiễm độc oxy sau khi lặn,...

4. Điều trị

Cận thị thứ phát có thể áp dụng các phương pháp như đeo kính thuốc, đeo kính áp tròng, phẫu thuật để phục hồi thị lực. Tuy nhiên, để điều trị triệt để thì cần kiểm soát nguyên nhân dẫn đến cận thị:

- Kiểm soát đường huyết, điều trị các bệnh nguyên nhân gây ra cận thị.

- Cận thị thứ phát do thuốc có thể hết sau khi ngừng thuốc. Do đó, nếu cảm thấy thị lực bị suy giảm do sử dụng một loại thuốc nào đó. Hãy liên lạc với bác sĩ và bàn bạc về việc đổi thuốc.

Nguồn dịch tham khảo: https://myopiainstitute.org/imi-whitepaper/defining-and-classifying-myopia/


Tác giả: Mai Nhung