Cận thị thoái hoá là loại cận thị nặng trên 6 Diop, bắt đầu xuất hiện ở lứa tuổi thanh niên. Thường xuất hiện ở đối tượng bị cận thị từ trước tuổi thiếu niên. Tình trạng bệnh tiến triển theo từng giai đoạn. Dấu hiệu bệnh thường đi kèm với thoái hóa võng mạc thuộc bán phần sau nhãn cầu.
Để được xếp vào nhóm cận thị thoái hoá, tình trạng cận thị phải liên quan đến những thay đối thoái hóa ở đoạn sau mắt. Nó là kết quả của quá trình kéo dài trục nhãn cầu khiến độ cận tăng liên tục và tình trạng bệnh nghiêm trọng theo thời gian.
Cận thị thoái hóa được cho là ảnh hưởng đến khoảng 3% dân số. Đây là bệnh lý có vai trò quan trọng về mặt lâm sàng. Bởi nó sẽ bị tổn thương vĩnh viễn, không có khả năng đảo ngược trở về thời kỳ mắt khỏe.
Cận thị thoái hoá được định nghĩa là tật khúc xạ nghiêm trọng vì nó có độ cận thị cao trên 6 Diop. Trục nhãn cầu bị kéo dài liên tục khiến độ cận ngày một cao hơn. Bệnh có khả năng làm giãn võng mạc, mỏng màng mạch và củng mạc, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mắt.
Cận thị thoái hóa có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau:
- Cận thị thoái hóa xảy ra do cận thị tiến triển nhanh.
- Xảy ra do di truyền.
- Cận thị thoái hóa còn có liên quan đến các tình trạng khác như người mắc phải các hội chứng Down, người mắc bệnh bạch tạng ở mắt hoặc bệnh tăng nhãn áp ở trẻ sơ sinh, hội chứng Marfan, hội chứng Ehlers-Danlos hay mắc các bệnh võng mạc khi sinh non, bị nhẹ cân và nghiện rượu ở mẹ. Đối với những đối tượng người bệnh này cần được theo dõi cẩn thận về cận thị bệnh lý.
Cận thị thoái hóa không có bất kỳ dấu hiệu đặc trưng nào trong tiến trình phát triển của bệnh. Không chỉ vậy, tình trạng thoái hóa võng mạc thường diễn ra một cách âm thầm và tình trạng này chỉ được phát hiện tình cờ khi người bệnh khám kiểm tra đáy mắt với đồng tử đã được nhỏ thuốc giãn ra.
Vì vậy, để phát hiện sớm tình trạng thoái hoá, người bị cận thị nặng cần đi khám định kỳ và tiến hành soi đáy mắt từ 3 - 6 tháng/lần.
Với một số trường hợp, bệnh nhân sẽ cảm nhận được tình trạng thị giác bị kém đi. Do vùng võng mạc trung tâm bị thoái hóa khiến bạn không thể nhìn rõ sự vật.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể xuất hiện dấu hiệu nhìn các đường thẳng thành hình gợn sóng. Chẳng hạn như khi nhìn vào ô cửa sổ do sự xuất hiện của những điểm mù đáng chú ý trong đường nhìn của họ. Các triệu chứng này gây suy giảm thị lực nhanh chóng, độ tăng nhanh nếu không có biện pháp điều trị sớm.
Cận thị thoái hóa thường khá hiếm gặp và phát triển từ khi còn nhỏ. Nó không giống với cận thị đơn thuần có thể ổn định khi trưởng thành. Loại cận thị này sẽ tiếp tục phát triển và gây ra các bệnh lý nguy hiểm.
Khi được chẩn đoán bị cận thị thoái hoá, đồng nghĩa với việc mắt bạn có độ cận thị rất cao. Đồng thời có nguy cơ cao mắc các bệnh nguy hiểm như thoái hóa võng mạc, bong võng mạc, glocom... nếu không được điều trị kịp thời. Dưới đây là một số bệnh lý nguy hiểm có thể xảy ra khi bạn bị cận thị thoái hoá.
- Teo võng mạc: Nghĩa là khu vực võng mạc của bạn trở nên rất mỏng và không còn có khả năng hoạt động.
- Thoái hóa võng mạc: Do trục nhãn cầu phát triển dài hơn bình thường khiến cho võng mạc bị kéo căng, trở nên mỏng manh, thời gian lâu dài sẽ không còn hoạt động.
- Thoái hóa điểm vàng do cận thị: Khi bị cận thị thoái hoá, các tế bào điểm vàng ở trung tâm võng mạc bị ảnh hưởng. Dẫn đến mất khả năng nhìn chi tiết ở vùng trung tâm thị giác. Điều này dẫn đến suy giảm thị lực ở người bệnh. Các hình ảnh họ nhìn thấy thường mờ, méo mó, biến dạng.
Thoái hóa điểm vàng là nguyên nhân gây mất thị lực hàng đầu thế giới. Nó chiếm đến 50% trong các trường hợp khiếm thị.
Cận thị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Đọc thêm Thoái hóa võng mạc do biến chứng cận thị: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
Điều trị cận thị thoái hóa phụ thuộc vào tình trạng phát triển của bệnh. Cho đến hiện nay, vẫn chưa có cách chữa khỏi loại cận thị này.
Đối với những trường hợp có độ cận thị cao và ổn định cần được theo dõi thị lực thường xuyên. Đồng thời, tiến hành kiểm tra định kỳ tình trạng khúc xạ và sức khỏe của đôi mắt.
Người bệnh cần đeo kính chuyên dụng để phòng tránh tính trạng độ cận tăng nhanh. Do không có loại thuốc hoặc phương pháp phẫu thuật nào giúp thay đổi chiều dài, giảm độ mỏng của võng mạc sau khi tổn thương, nên không thể nào khôi phục được tình trạng thị lực của người bệnh.
Các phương pháp điều trị chỉ hỗ trợ độ cận thị không tăng. Đồng thời ngăn chặn tình trạng thoái hóa điểm vàng có thể xảy ra. Tùy theo tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ nghiên cứu phác đồ điều trị phù hợp.
Bên cạnh đó, bạn có thể kiểm soát sự phát triển của bệnh bằng cách bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Ăn nhiều các loại rau, củ, quả giàu vitamin A, B, C, E, Omega 3 và khoáng chất tốt cho mắt như Kẽm giúp cho đôi mắt khỏe hơn.
Tóm lại, việc điều trị cận thị thoái hóa nhằm mục đích cải thiện thị lực. Đồng thời tiến hành điều trị các biến chứng có thể xảy ra. Việc phục hồi thị lực sau khi điều trị là không có khả năng.
Trong quá trình điều trị bạn cần được theo dõi thường xuyên bởi bác sĩ chuyên khoa. Hãy đo thị lực càng sớm càng tốt, ngay khi có dấu hiệu bất thường để có biện pháp xử lý kịp thời.
Nguồn tham khảo: https://www.rnib.org.uk/eye-health/eye-conditions/myopia-and-pathological-myopia
https://www.eyedealvisionopticians.co.uk/common-eye-conditions/what-is-degenerative-myopia#:~:text=Degenerative%20myopia%20is%20when%20someone,eyes)%20to%20stretch%20%26%20thin.