Cận thị giả là gì, có thể gây ra nhiều ảnh hưởng và sai lầm trong quá trình điều trị. Hãy cùng tìm hiểu về cận thị giả để tránh bị nhầm lẫn và đeo kính cận oan!
Bệnh cận thị giả là tình trạng thị lực thay đổi tạm thời do mắt gia tăng điều tiết hoặc cơ thể mi bị co thắt thoáng qua. Chúng làm tăng công suất khúc xạ của mắt, khiến hình ảnh của vật hội tụ ở trước võng mạc giống như triệu chứng của cận thị thật.
Có 2 loại cận thị giả là:
- Cận thị giả thực thể: Xảy ra khi hệ thần kinh phó giao cảm bị kích thích quá mức.
- Cận thị giả cơ năng: Xảy ra khi mắt mệt mỏi hoặc khó chịu quá mức.
Triệu chứng ban đầu của cận thị giả khá giống mới tật khúc xạ ở mắt như cận thị thật, bao gồm:
- Nhìn mờ, khả năng nhìn xa kém.
- Phải nheo mắt mới nhìn rõ các vật ở xa.
- Nhức mỏi mắt.
- Chảy nước mắt sống.
Tuy biểu hiện giống với cận thị thông thường. Nhưng triệu chứng cận thị giả không mang tính liên tục và lâu dài.
Như đã nói ở trên, cận thị giả xảy ra khi mắt bị mệt mỏi, khó chịu hoặc bị kích thích quá mức. Điều này thường là do người bệnh làm việc và học tập liên tục, mắt không có thời gian nghỉ ngơi đầy đủ.
Các triệu chứng ban đầu của cận thị giả hoàn toàn giống với cận thị thật. Và cận thị giả cũng có thể được khắc phục tạm thời bằng cách đeo kính. Tuy nhiên, nếu nhầm lẫn cận thị thật - giả, người bệnh vẫn tiếp tục đeo kính trong thời gian dài sẽ khiến mắt phải điều tiết quá độ do kính có số độ không phù hợp. Hoặc cũng khiến mắt lười điều tiết và phụ thuộc vào kính.
Hậu quả khi chẩn đoán sai khiến bệnh ngày càng tiến triển và có nguy cơ dẫn đến mắt bị cận thị thật. Do vậy, việc chẩn đoán phân biệt cận thị giả và cận thị thật là vô cùng cần thiết.
Nếu như bạn không thể phân biệt các triệu chứng của mình là cận thị giả hay thật, thì điều này đối với các bác sĩ nhãn khoa lại tương đối dễ dàng. Đầu tiên bác sĩ sẽ làm liệt cơ thể mi bằng cách nhỏ thuốc liệt điều tiết như Cyclopegic hay Atropin. Mắt sẽ giảm điều tiết và trở lại bình thường. Lúc này bác sĩ mới tiến hành đo khúc xạ mắt để xác định xem mắt có bị cận thị hay tật khúc xạ nào hay không.
- Trong trường hợp nhẹ, bạn chỉ cần nhỏ thuốc dưỡng mắt, cho mắt nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, kết hợp ăn uống đầy đủ dinh dưỡng thì mắt sẽ nhanh chóng phục hồi.
- Trong trường hợp nặng hơn, bạn có thể cần phải sử dụng đến kính mắt chuyên dụng. Kính sẽ giúp giảm điều tiết cho mắt. Khi mắt phục hồi thì ngừng đeo kính.
Có thể thấy, phương pháp điều trị cận thị giả khá đơn giản. Tuy nhiên, bạn cần theo dõi sát sao tình trạng thị lực của mình để điều trị kịp thời và đúng cách. Tránh lạm dụng thuốc nhỏ mắt và kính mắt sẽ gây ra nguy cơ bị cận thị thật và nhiều hệ quả nguy hiểm cho mắt khác.
Giải đáp thắc mắc, Thực hư thuốc nhỏ mắt chữa cận thị: Có hay không? và Điểm danh những mẹo nhỏ giúp tránh các bệnh lý về mắt.
- Giữ khoảng cách nhìn tối ưu, ngồi học và làm việc đúng tư thế, sinh hoạt ở nơi có ánh sáng thích hợp.
- Học tập và làm việc hợp lý, tránh để mắt hoạt động căng thẳng trong thời gian dài.
- Để giúp mắt không bị mệt mỏi và điều tiết quá mức. Sau mỗi 1 giờ làm việc nên dành khoảng 5 - 10 phút thư giãn, nhắm mắt nghỉ ngơi, làm những động tác massage hoặc tập thể dục nhẹ nhàng cho mắt.
- Ngủ đủ giấc và đúng giờ sẽ giúp mắt có thời gian phục hồi.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Có thể sử dụng thêm các loại thuốc bổ mắt theo tư vấn của bác sĩ nhãn khoa.