Cận thị đơn thuần là gì? Hiểu đúng để không gây ảnh hưởng tới đời sống hằng ngày

Cận thị đơn thuần là gì? Hiểu đúng để không gây ảnh hưởng tới đời sống hằng ngày
Cận thị đơn thuần thường xảy ra ở trẻ em trong độ tuổi đi học từ 6 - 18 tuổi. Nguyên nhân gây ra cận thị đơn thuần chủ yếu là ở chế độ sinh hoạt. Chỉ có một phần nhỏ là do di truyền. Loại cận thị này thường phát triển qua nhiều năm và dừng lại ở mức độ nhất định.

Cận thị đơn thuần (Simple Myopia) là loại cận thị phổ biến nhất thường gặp ở trẻ em đang trong độ tuổi đo học. Người bị cận thị đơn thuần có độ cận dưới 6 diop, thường đi kèm với tình trạng loạn thị. Hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh, dấu hiệu đặc trưng để có biện pháp phòng tránh và điều trị hợp lý.

1. Nguyên nhân gây tật cận thị đơn thuần

Những năm gần đây tỷ lệ trẻ em mắc tật cận thị đơn thuần ngày một gia tăng. Nó góp phần khiến cận thị trở thành một vấn nạn học đường gây hoang mang cho các bậc phụ huynh và xã hội. Đặc biệt là với các bậc phụ huynh có con ở độ tuổi đi học từ 6 - 18 tuổi.

Nguyên nhân gây ra cận thị đơn thuần là do mắt thường xuyên phải làm việc ở khoảng cách gần. Phòng học tập, làm việc bị thiếu ánh sáng hoặc cường độ ánh sáng yếu. Phụ huynh thường xuyên cho con mình sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính.

Cận thị đơn thuần: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị - Ảnh 1.

Cận thị đơn thuần thường xảy ra ở trẻ em từ 6 - 18 tuổi - Ảnh: Internet

Tất cả những điều này khiến cho thủy tinh thể phải phồng lên, không xẹp xuống được dẫn đến cận thị. Ngoài ra có một số trường hợp ít gặp hơn là do bị cận thị bẩm sinh. Bên cạnh đó, không biết cách phòng ngừa cận thị cũng là một trong những lý do khiến cận thị đơn thuần tăng lên nhanh chóng.

Về xu hướng phát triển, loại cận thì này thường đi kèm với loạn thị. Chúng tăng độ nhanh trong vài năm và dừng lại ở một mức độ nhất định.

2. Dấu hiệu cận thị đơn thuần

Cận thị đơn thuần thường có độ cận nhỏ dưới 6 diop, có thể đi kèm với loạn thị. Loại cận thị này có khả năng tăng số dần theo năm tháng đi học. Mỗi năm tăng khoảng từ 0,5 - 1 độ và thường dừng lại ở mức 6D.

Đa phần, các dấu hiệu cận thị sẽ bộc lộ khi trẻ bước sang năm đầu cấp II. Phát hiện trẻ bị cận thị thường là bố mẹ, thầy cô giáo, những người hay gần gũi với trẻ. Cận thị cũng có thể được phát hiện qua các đợt khám sức khỏe hoặc khám mắt định kỳ.

Trẻ bị cận thị thường có những biểu hiện chung nhằm để cải thiện thị lực, giúp nhìn xa hơn. Dấu hiệu thương gặp nhất là trẻ hay nheo mắt, nghiêng đầu, mắt có xu hướng tiến gần đến nguồn tài liệu.

Học tập kém tập trung, kết quả học giảm sút do không kịp chép đầu bài. Thời lượng học tập ngắn hơn trẻ bình thường. Bên cạnh đó, trẻ có dấu hiệu mỏi mắt, có thể dẫn đến đau nhức mắt, đau đầu.

Cận thị đơn thuần: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị - Ảnh 2.

Trẻ hay dụi mắt là dấu hiệu bị cận thị - Ảnh: Internet

Một số trường hợp khác, trẻ có dấu hiệu không thể nhìn rõ chữ trên bảng. Khi viết bài thường cúi sát vở, để sách gần mắt mới đọc được. Khi xem các thiết bị điện tử trẻ thường xuyên dụi mắt. Các dấu hiệu này cho thấy trẻ đã bị cận thị nặng. Để hạn chế tình trạng tăng độ do cận thị đơn thuần, phụ huynh cần phát hiện sớm các biểu hiện khác thường để có biện pháp điều trị kịp thời.

3. Điều trị cận thị đơn thuần như thế nào?

Đối với trẻ mắc tật cận thị đơn thuần, nếu chưa đủ 18 tuổi thì không thể tiến hành phẫu thuật. Do đó, biện pháp duy nhất để tránh tăng độ là đeo kính cận.

Tuy nhiên trước khi cắt kính, phụ huynh nên đưa trẻ đến các cơ sở khám mắt uy tín để tính đúng độ cận. Bởi nếu đeo kính sai độ có thể khiến mắt bị tăng độ nhanh, gây ra cảm giác chóng mặt. Bên cạnh đó, mỗi 6 tháng 1 lần phụ huynh nên đưa trẻ đi tái khám để kiểm tra độ cận và thay kính mới. Bởi độ cận có thể tăng hoặc giảm so với trước.

Phụ huynh thường lo lắng nếu trẻ bị cận thị, Khi nào cần điều trị cận thị? Điều trị cận thị bằng biện pháp nào? đem lại hiệu quả và không gây ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt và học tập của trẻ sau này.

4. Các biện pháp phòng tránh cận thị đơn thuần

Để phòng tránh cận thị đơn thuần các phụ huynh có thể thực hiện các biện pháp dưới đây.

- Tiến hành khám sáng lọc chức năng thị giác cho trẻ trước độ tuổi tiểu học là rất cần thiết. Nhất là với những trẻ có cha mẹ bị cận thị. Khám mắt giúp các bác sĩ phát hiện sớm tật cận thị bẩm sinh ở trẻ để có biện pháp điều trị kịp thời, hạn chế tăng độ nhanh.

Cận thị đơn thuần: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị - Ảnh 3.

Khám mắt cho trẻ để phát hiện cận thị nhanh nhất - Ảnh: Internet

- Đảm bảo môi trường học tập đạt tiêu chuẩn. Nhất là với các thiết bị học tập như bàn ghế, đèn học phải đảm bảo tiêu chuẩn chống cận thị.

- Tăng cường tham gia các hoạt động ngoài trời. Hạn chế cho trẻ sử dụng các thiết bị điện tử. Bên cạnh đó trẻ cần được khám mắt định kỳ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý.

- Bổ sung thêm các loại vitamin tốt cho mắt như A, B , E, omega 3, beta-carotene, selenium, lutein,…giúp cải thiện thị lực.

Cứ mỗi 6 tháng, các bậc phụ huynh nên đưa con mình đi kiểm tra mắt một lần. Bên cạnh đó, cần bổ sung các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng tốt cho mắt như vitamin A, B , E, omega 3, beta-carotene, selenium, lutein,…

- Ngoài ra, cần nhắc nhở trẻ em ngồi đúng tư thế khi làm bài tập, đọc sách, ngồi máy tính...Chăm sóc mắt hợp lý bằng cách thư giãn từ 2 - 3 phút sau 30 phút ngồi học.

Trên đây là một số thông tin về cận thị đơn thuần bạn cần biết. Khi thấy mắt trẻ có dấu hiệu bất thường, tốt hơn hết nên đến bệnh viện mắt để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị phù hợp.


Tác giả: HT