Cận thị bẩm sinh và những điều cần biết về tật khúc xạ này

Cận thị bẩm sinh và những điều cần biết về tật khúc xạ này
Cận thị bẩm sinh sẽ khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và học tập. Cùng tìm hiểu về căn bệnh này để giúp trẻ kiểm soát độ cận, chăm sóc và điều trị tốt hơn, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho trẻ.

Khi bị cận thị bẩm sinh, tật khúc xạ ở mắt này có thể gây ra nhiều phiền toái và khó khăn trong cuộc sống, sinh hoạt và học tập của trẻ. Tuy nhiên, phụ huynh không phải ai cũng hiểu rõ về bệnh này. Tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết dưới đây!

1. Cận thị bẩm sinh là gì?

Cận thị bẩm sinh là tật khúc xạ gây ra bởi yếu tố di truyền, khiến thị lực suy giảm, sức nhìn bị ảnh hưởng. Khi bố hoặc mẹ, hoặc cả bố mẹ đều bị cận thị thì trẻ có khả năng rất cao cũng bị cận thị. Theo thống kê, nếu chỉ bố hoặc mẹ bị cận thì có khả năng di truyền sang con 23 - 40%.

Nếu cả 2 bố mẹ đều cận thì nguy cơ tăng lên 33 - 60%. Ngay cả khi bố mẹ khỏe mạnh, trẻ vẫn có 6-15% nguy cơ bị cận thị bẩm sinh. Theo các nhà khoa học, có tới hơn 24 gen có liên quan đến phát triển bệnh cận thị.

cận thị bẩm sinh là gì

Cha mẹ cận càng nặng thì nguy cơ con bị cận thị bẩm sinh càng lớn. (Ảnh Internet)

2. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị cận thị bẩm sinh

Đặc điểm đặc trưng nhất của cận thị bẩm sinh đó chính là tình trạng khá nặng. Thậm chí có nhiều trẻ có thể cận tới 20 diop.

Trừ khi trẻ bị cận quá nặng, tầm nhìn bị ảnh hưởng nặng nề. Nếu không rất khó để nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh. Thông thường, trẻ được phát hiện bị cận thị bẩm sinh ở độ tuổi 5 đến 8. Giai đoạn cận thị bẩm sinh phát triển nhanh nhất là từ 13 - 18 tuổi. Từ 20 - 40 tuổi thì độ cận sẽ ngừng tăng hoặc tăng rất ít.

Do vậy, các bậc phụ huynh cần để ý thường xuyên và tỉ mỉ mới có thể nhận biết các dấu hiệu của bệnh cận thị bẩm sinh:

- Trẻ phải cúi sát vào sách vở khi học tập. Khi xem tivi thì ngồi rất gần.

- Trên lớp, trẻ phải ngồi gần mới nhìn rõ chữ trên bảng.

- Trẻ hay dụi mắt, nhức đầu, hoặc chảy nước mắt do mỏi mắt.

- Khi đọc sách, vui chơi, xem tivi hoặc tập trung nhìn vào vật gì đó, trẻ hay dụi mắt và nheo mắt hoặc nghiêng đầu để nhìn.

- Mắt trẻ nhạy cảm với ánh sáng, sợ ánh sáng, hay lấy tay che mắt. Gặp ánh sáng mạnh hoặc nhìn nguồn sáng trực tiếp có thể trẻ chảy nước mắt sống, thậm chí là đau đầu và buồn nôn.

- Trẻ không nhìn rõ các vật ở khoảng cách xa.

- Trẻ không có hứng thú với các hoạt động cần nhìn tập trung và liên tục như đọc sách, vẽ,....

Nếu bố mẹ thấy trẻ có những biểu hiện trên, thì cần đưa trẻ đi khám mắt để phát hiện và khắc phục sớm các vấn đề.

dấu hiệu cận thị bẩm sinh

Rất khó để nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh cận thị bẩm sinh. (Ảnh Internet).

3. Các phương pháp điều trị cận thị bẩm sinh

3.1. Khắc phục tình trạng cận thị bẩm sinh bằng cách đeo kính gọng

Đây là cách chữa cận thị bẩm sinh đơn giản, nhanh chóng và an toàn nhất. Tuy nhiên nó chỉ là phương pháp khắc phục thị lực tạm thời chứ không điều trị khỏi tật cận thị.

Trẻ sẽ được đưa đến bác sĩ nha khoa để khám và đo mắt. Sau đó bác sĩ sẽ chỉ định cắt kính có độ cận phù hợp. Trẻ sẽ đeo kính khi học tập, vui chơi và sinh hoạt để cải thiện tầm nhìn. Khi nghỉ ngơi, đi ngủ thì cần bỏ kính ra.

3.2. Đeo kính áp tròng ban đêm

Đây là phương pháp điều trị cận thị bẩm sinh mới. Trẻ sẽ được đeo kính áp tròng vào ban đêm, trong khi ngủ để điều chỉnh lại độ cong của giác mạc. Khi thức dậy, trẻ sẽ có thị lực bình thường mà không cần đeo kính gọng. Phương pháp này giúp trẻ tránh được khá nhiều phiền toái và khó chịu khi đeo kính gọng.

Trước khi quyết định đeo kính áp tròng, bạn cần biết 5 lưu ý khi đeo kính áp tròng cận để bảo vệ sức khỏe mắt.

3.3. Phẫu thuật

Phẫu thuật mắt là phương pháp điều trị cận thị bẩm sinh hiệu quả và triệt để nhất. Tuy nhiên, đây là phương pháp chỉ áp dụng cho người trên 18 tuổi. Có 3 phương pháp phẫu thuật phổ biến nhất là:

- Lasik: Sử dụng tia laser để định hình giác mạc, giúp thay đổi thông số khúc xạ của mắt. Đây là phương pháp cho hiệu quả cao và rất an toàn.

- Lasek: Cũng là phương pháp phẫu thuật bằng tia laser nhưng kỹ thuật phức tạp hơn. Để áp dụng trên những bé có độ cận cao, giác mạc mỏng, không thể áp dụng phương pháp phẫu thuật Lasik.

- Phakic: Bác sĩ sẽ cấy ghép 1 thấu kính quang học vào sau mống mắt và trước tinh thể. Đây là phương pháp áp dụng cho những trẻ có độ cận quá cao.

điều trị cận thị bẩm sinh

Phẫu thuật là phương pháp điều trị cẩn thị bẩm sinh hiệu quả và triệt để nhất. (Ảnh Internet).

4. Cận thị bẩm sinh gây những biến chứng nguy hiểm nào?

Cận thị bẩm sinh thường rất nặng và khó phục hồi. Nếu không được kiểm soát và điều trị sớm, khi lớn trẻ rất dễ gặp các biến chứng như:

- Xuất huyết hoàng điểm.

- Bong hoặc xuất huyết thể pha lê.

- Thoái hóa võng mạc.

- Bong võng mạc. Thậm chí còn có thể gây Thoái hóa võng mạc do biến chứng cận thị: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị.

- Nhược thị.

- Tăng nguy cơ mù lòa, mất thị lực vĩnh viễn.

5. Cách chăm sóc, kiểm soát độ cận ở trẻ bị cận thị bẩm sinh

- Giúp trẻ xây dựng lịch sinh hoạt hợp lý. Kết hợp hài hòa giữa học tập, vui chơi và ngủ nghỉ để mắt có thời gian thư giãn, phục hồi.

- Đảm bảo phòng học của trẻ có đầy đủ ánh sáng. Cho trẻ sinh hoạt ở nơi có ánh sáng thích hợp, không quá tối cũng không quá sáng.

- Tập luyện tư thế ngồi học chuẩn. Giữ khoảng cách khi xem tivi.

- Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời. Hạn chế giải trí bằng cách xem tivi, chơi game trên điện thoại di động.

- Hướng dẫn trẻ các bài tập thể dục cho mắt đơn giản.

- Cung cấp cho trẻ bữa ăn có đầy đủ dưỡng chất vừa tốt cho sức khỏe, vừa nuôi dưỡng mắt. Ưu tiên các thực phẩm giàu vitamin A, B, kẽm, beta carotene, crom, selen…

- Đưa trẻ đi khám mắt định kỳ hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi và điều chỉnh kính mắt kịp thời.

Những thông tin về cận thị bẩm sinh ở trẻ mà mọi phụ huynh cần biết để kiểm tra, chăm sóc và phòng tránh cho trẻ tốt nhất. Nếu trẻ có nguy cơ bị cận thị cao cần tìm hiểu về chăm sóc và kiểm soát cận thị ở trẻ để không gây ra những biến chứng nguy hiểm.


Tác giả: Mai Nhung