Cẩn thận với những tác hại khi thiếu Selen gây ra cho sức khỏe

Cẩn thận với những tác hại khi thiếu Selen gây ra cho sức khỏe
Selen đóng vai trò như là một chất giải độc. Nó giúp cơ thể đào thải các kim loại nặng gây hại ra ngoài. Do đó, tác hại khi thiếu Selen là rất nghiêm trọng. Nó sẽ gây ra hàng loạt vấn đề ảnh hưởng đến cơ thể.

Dù chỉ có lượng nhỏ trong cơ thể người nhưng Selen (Se) lại là loại chất khoáng rất quan trọng. Bởi vậy những tác hại khi thiếu Selen đối với sức khỏe con người là không hề nhỏ.

1. Ảnh hưởng của Selen đối với cơ thể

Bản chất của Selen là một loại coenzym của glutathion peroxydase. Đây là chất đóng vai trò chủ chốt trong khả năng chống oxy hóa và ngăn chặn các ảnh hưởng, tác hại của các gốc tự do tới cơ thể.

Với cơ thể người bình thường mỗi ngày cần được bổ sung thêm khoảng 0,05 đến 0,1mg Selen. Selen được hấp thụ thông qua ruột non và sẽ được thải trừ ra ngoài qua mồ hôi, nước tiểu và phân.

Nên cung cấp đầy đủ lượng Selen cần thiết cho cơ thể để tránh các tác hại khi thiếu Selen. Nguồn cung cấp Selen tốt nhất là sử dụng các thực phẩm giàu Selen. Trong đó loại thực phẩm chứa nhiều Selen nhất đó là cá biển, tiếp sau đó là nấm, lòng đỏ trứng, gan động vật, hành, tỏi, gan động vật và các loại ngũ cốc để nguyên hạt (Selen có nhiều trong vỏ lụa của các hạt ngũ cốc),...

Ngoài khả năng hỗ trợ cho cơ thể chống lại lão hóa và oxy hóa, Selen còn góp phần ngăn chặn hoạt hóa hormon tuyến giáp. Trong thành phần của iodothyronin deiodinase có chứa một lượng Selen khá lớn (Đây là một chất cần thiết để tổng hợp nên hormon triiodothyronin (T3) từ thyroxin (T4)). Bởi vậy để ngăn ngừa các bệnh ở tuyến giáp cần cung cấp cho cơ thể đầy đủ lượng Selen cần thiết đặc biệt đối với trẻ em.

Selen có khả năng loại bỏ các kim loại nặng ra khỏi cơ thể chính là nhờ sự kết hợp của bản thân nó với các loại kim này (chì, thủy ngân, cadmium, asen,...). Cùng với đó, nó còn có thêm một loại protein đặc biệt tên là metalloprotein. Chính nhờ thành phần này, Selen sẽ làm mất đi lượng độc tố của các kim loại nặng và đẩy nhanh được quá trình đào thải chúng ra ngoài cơ thể.

Selen tham gia vào quá trình chống oxy hóa và chống lão hóa của cơ thể. Chính các gốc tự do là nguyên nhân gây nên rất nhiều bệnh và làm tăng tốc độ của quá trình lão hóa. Tuy nhiên Selen lại là chất đứng đầu trong các chất có khả năng chống oxy hóa. Nhờ vậy nó có tác dụng rất lớn trong việc chống lại và vô hiệu hóa gốc tự do.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng Selen rất tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể. Bên cạnh đó Selen còn có khả năng hỗ trợ cho cơ thể con người chống lại ung thư.

Các nghiên cứu đã cho kết quả rằng Selen tăng cường cho hệ miễn dịch, làm chậm quá trình phát triển của các khối u trong một số các loại ung thư như ung thư ruột, ung thư da, ung thư phổi,.... Qua đó giúp cho bệnh nhân mắc ung thư kéo dài thêm thời gian sống.

2. Những tác hại khi thiếu Selen

Nếu lượng Selen trong cơ thể không đạt được mức tối thiểu sẽ dẫn tới những ảnh hưởng về sức khỏe. Một số tác hại khi thiếu Selen tiêu biểu như tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới cơ vân và cơ tim, giảm khả năng miễn dịch và tăng nguy cơ mắc phải các biến chứng liên quan tới tim mạch.

Bởi vậy nếu cơ thể thiếu hụt Selen đồng nghĩa với hệ miễn dịch sẽ bị suy giảm dẫn và tăng khả năng bị nhiễm trùng. Nếu lượng Selen trong cơ thể ở mức quá thấp trong thời gian dài thì sẽ dẫn tới có thể mắc phải hội chứng Keshan.

Trước năm 1932 trong các tài liệu về dinh dưỡng,.... chỉ có nhắc tới một số các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như đồng, mangan, iot, coban,... mà không có Selen. Tuy nhiên vào năm 1932 tại Trung Quốc và cụ thể là vùng Keshan xuất hiện một hiện tượng lạ: Hàng nghìn người chết trong thời gian vỏn vẹn chỉ vài ngày. Nhưng cơ thể của họ đều không có bất kỳ dấu hiệu nào, chỉ duy nhất có một điều đặc biệt đó là bề dày cơ tim bị giảm tới mức tim không thể hoạt động được và nguyên nhân chính là tác hại khi thiếu Selen.

Rất nhiều cuộc nghiên cứu đã được tiến hành để tìm ra nguyên nhân và cho kết quả. Cái chết của họ là bởi sự thiếu hụt Selen trong cơ thể. Điều này là do đất và nước nơi này có hàm lượng Selen cực thấp, tác hại khi thiếu Selen cực kỳ nghiêm trọng.

Chính từ sự kiện này, các nhà khoa học đã bắt đầu tìm hiểu kỹ hơn về khoáng vi lượng Selen. Trải qua 22 năm nữa vào năm 1979 họ đã chứng minh được Selen là một chất dinh dưỡng rất cần thiết đối với cơ thể con người. Chính từ đây mới có cụm từ ''Hội chứng keshan'' để nhắc nhở cho mọi người về tác hại khi thiếu Selen.

Selen không những có ảnh hưởng tới hệ miễn dịch mà tác hại khi thiếu Selen còn có thể dẫn đến tình trạng vô sinh ở nam giới và làm giảm khả năng thụ thai ở nữ giới. Bên cạnh đó còn làm cho tóc mất đi độ bóng vốn có, móng và tóc dễ gãy, quá trình chuyển hóa hormon sẽ bị rối loạn. Qua đó sẽ ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của cơ thể.

Bởi vậy cần phải cung cấp đủ lượng Selen cần thiết cho cơ thể thông qua thực đơn hàng ngày. Đặc biệt là ở người già và trẻ nhỏ. Điều này sẽ đảm bảo giúp cho cơ thể giảm bớt nguy cơ mắc các bệnh như trên và giúp cơ thể phát triển bình thường.

Nếu trong thực đơn hàng ngày không thể cung cấp đủ lượng Selen cần thiết sẽ gây nên những tác hại khi thiếu Selen. Do đó bạn có thể sử dụng thêm các dược phẩm có chứa Selen. Ví dụ như viên nang mềm celnium (mỗi viên có chứa 50mcg se ở dưới dạng men bia nuôi cấy), lọ tiêm 10ml natri Selenit (mỗi lọ có chứa 100mcg Selen), hay ở dạng phối hợp cùng với một số các chất có khả năng chống oxy hóa như vitamin C, E, beta caroten.

Tuy hầu hết các dược phẩm chứa Selen đều an toàn nhưng nếu như quá lạm dụng trong việc sử dụng các loại dược phẩm này. Việc sử dụng vượt quá nhu cầu Selen của cơ thể thì vẫn sẽ gây ra một số các ảnh hưởng nhất định.

Việc sử dụng thuốc quá liều lượng cho phép có thể dẫn đến rụng tóc, tổn thương da kèm với một số triệu chứng của rối loạn thần kinh trung ương. Bởi vậy cách tốt nhất để tránh các tác hại khi thiếu Selen đó là cung cấp Selen cho cơ thể thông qua các loại thực phẩm có chứa nhiều Selen.


Tác giả: Lê Thọ Hưng