Dựa vào cấp độ đau, đau lưng được chia thành 2 loại là đau cấp tính và đau mãn tính. Trong đó, bệnh đau lưng mãn tính luôn là nỗi ám ảnh của rất nhiều bệnh nhân. Thế nào gọi là bệnh đau lưng mãn tính? Bệnh có những biểu hiện cụ thể nào? Làm thế nào để hạn chế các cơn đau lưng mãn tính? Hãy cùng đi tìm lời giải cho các câu hỏi trên trong bài viết dưới đây nhé!
Bệnh đau lưng mãn tính được hiểu là tình trạng đau lưng kéo dài trên 3 tháng. Bệnh có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, có thể do viêm hoặc do yếu tố thần kinh.
Ngoài ra, các cơn đau cấp tính không được điều trị cũng là yếu tố khiến bệnh chuyển sang mãn tính. Khi bệnh đau lưng đã đến giai đoạn mãn tính sẽ rất khó để điều trị dứt điểm. Vì vậy, người bệnh cần chú ý những dấu hiệu của bệnh để có kế hoạch điều trị kịp thời.
Việc phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh đau lưng có tác dụng tích cực trong việc điều trị. Bệnh đau lưng mãn tính thường được đặc trưng bởi các dấu hiệu sau:
- Các cơn đau lưng liên tục và kéo dài trên 3 tháng, không có dấu hiệu thuyên giảm. Các cơn đau có xu hướng lan rộng xuống hông, 2 chân và đầu gối gây hạn chế vận động.
- Cường độ đau thường tăng lên vào ban đêm khi nằm nghỉ hoặc khi người bệnh vận động.
- Xuất hiện tình trạng tê cứng ở 2 chân, khiến người bệnh không thể đứng thẳng người.
- Đau lưng kèm theo một số dấu hiệu: sốt, rối loạn hệ bài tiết, sút cân…
- Tình trạng đau có thể thuyên giảm tạm thời khi người bệnh sử dụng các loại thuốc giảm đau.
- Người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, lo âu hay thậm chí là trầm cảm.
Các cơn đau lưng mãn tính ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh nhân cần xác định rõ nguyên nhân gây đau để có cách điều trị phù hợp.
Đối với tình trạng đau do viêm, việc sử dụng các loại thuốc kháng viêm là điều cần thiết. Căn cứ vào tình trạng viêm người bệnh sẽ dùng thuốc giảm đau có steroid hoặc không có steroid. Tuy nhiên, các bạn cần lưu không tự ý sử dụng thuốc khi chưa được chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, người bệnh nên kết hợp thêm các phương pháp trị liệu để nâng cao chất lượng điều trị.
Ở mức độ nhẹ, người bệnh chỉ cần sử dụng các phương pháp trị liệu đơn giản. Ví dụ: tập yoga, vật lý trị liệu, châm cứu kết hợp với nghỉ ngơi hợp lý. Nếu cơn đau không thuyên giảm, người bệnh có thể sử dụng thêm các loại thuốc giảm đau.
Người bệnh có thể được chỉ định điều trị bằng các loại thuốc giảm đau thần kinh, chống động kinh. Với trường hợp này cơn đau lưng mãn tính phải được theo dõi thường xuyên bởi bác sĩ chuyên khoa.
Để tăng hiệu quả điều trị, bệnh nhân đau lưng cần xây dựng một lối sống khoa học từ ăn uống đến luyện tập.Việc tăng cường sức khoẻ bản thân có vai trò quan trọng trong khả năng hồi phục của người bệnh.
Do đó, các bạn nên thường xuyên luyện tập và vận động, điều này giúp cơ thể dẻo dai hơn. Ngoài ra, người bệnh cần phải có kế hoạch điều trị ngay từ những cơn đau cấp tính. Việc kiểm soát tốt cơn đau cấp tính có thể giúp người bệnh tránh được bệnh đau lưng mãn tính.
Đau lưng mãn tính rất khó điều trị dứt điểm những hoàn toàn có thể kiểm soát được. Việc phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm sẽ giúp người bệnh có cơ hội phục hồi cao hơn. Đừng chỉ vì sự chủ quan của bản thân mà phải gánh chịu những hậu quả của đau lưng mãn tính.
Điều trị đau lưng mãn tính như thế nào?Phòng khám đa khoa Vietlife cung cấp dịch vụ thăm khám, chẩn đoán và điều trị toàn diện tất cả các chuyên khoa. Hệ thống phòng khám được trang bị công nghệ hiện đại, đội ngũ bác sỹ chuyên gia đến từ các bệnh viện đầu ngành. Áp dụng quy trình dịch vụ khách hàng đồng bộ nhất quán từ khâu tiếp đón đến chăm sóc trước và sau khi sử dụng dịch vụ trên toàn hệ thống. Đảm bảo kết quả chẩn đoán lâm sàng chính xác và đưa ra tư vấn hướng điều trị tốt nhất.
Bạn có thể đăng ký và đặt lịch khám tại: Phòng khám MRI Trần Bình Trọng – Số 14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, HN và phòng khám Vietlife Sư Vạn Hạnh – Số 583 Sư Vạn Hạnh, P.13, Q.10, TP.HCM. Hoặc liên hệ Hotline: 024.7307.8999 để được tư vấn.
Theo dõi và cập nhật những thông tin tư vấn về sức khỏe sớm nhất tại: http://vietlifeclinic.com/