Cẩn thận với những biểu hiện khi thiếu kẽm và Selen ở trẻ nhỏ

Cẩn thận với những biểu hiện khi thiếu kẽm và Selen ở trẻ nhỏ
Biểu hiện khi thiếu kẽm và Selen ở trẻ rất đa dạng. Các bậc phụ huynh cần nắm được để đảm bảo bổ sung cho trẻ kịp thời.

Selenium và kẽm đều là các chất dinh dưỡng thiết yếu cần thiết cho cơ thể. Chúng giúp duy trì sức khỏe và đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể con người. 

Ở trẻ nhõ, kẽm và selen đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ và sức đề kháng. Trẻ thiếu selen hay kẽm có thể bị mệt mỏi, kém phát triển. Do đó, bạn cần phải lưu ý đến những biểu hiện khi thiếu kẽm và Selen ở trẻ nhỏ để bổ sung kịp thời cho con.

1. Vai trò của kẽm và selen đối với sự phát triển của trẻ

Kẽm đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Chúng tham gia các phản ứng sinh học của trên 300 loại enzym. Các enzyme này bao gồm cả enzyme tiêu hóa và quá trình tổng hợp acid nucleic, protein. Bên cạnh đó kẽm còn là phần quan trọng trong quá trình bài tiết, tổng hợp và hoạt động của nhiều loại hormone tăng trưởng quan trọng như GH, IGF-1, insulin, thymulin, testosteron.

Nếu cơ thể không được cung cấp đầy đủ lượng kẽm cần thiết sẽ dẫn đến tình trạng suy giảm tiêu thụ năng lượng. Đi kèm với đó là thiếu năng lượng tế vào cùng nhiều loại dưỡng chất khác.

Selenium là vi chất được thêm vào trong danh sách các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể vào năm 1990. Tuy chỉ mới được bổ sung nhưng nó lại có những ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe con người.

Chức năng đầu tiên của Selenium là góp phần tạo nên thành phần của men glutathione peroxidase. Loại men này kết hợp cùng vitamin E để giúp cơ thể ngăn ngừa và bảo vệ cơ thể tránh khỏi các tổn thương gây ra bởi các gốc tế bào tự do tới màng tế bào. Nếu nồng độ của Selenium trong cơ thể ở mức thấp sẽ đẩy cao nguy cơ mắc ung thư và một số bệnh tim mạch, bệnh viêm nhiễm, một số các bệnh lý khác như lão hóa sớm hoặc hình thành đục thủy tinh thể.

Do đó, việc nhận biết biểu hiện khi thiếu kẽm và Selen ở trẻ là rất quan trọng. Điều này nhằm đảm bảo lượng  kẽm và Selen ở trẻ luôn đầy đủ.

2. Một số các biểu hiện khi thiếu kẽm và Selen ở trẻ

Kẽm và Selen là 2 chất không thể thiếu để đảm bảo sự phát triển toàn diện về cả thể chất và trí tuệ của trẻ nhỏ. Nhưng không phải bậc phụ huynh nào cũng biết biểu hiện khi thiếu kẽm và Selen ở trẻ để điều chỉnh và tăng hàm lượng dinh dưỡng trong chế độ ăn uống hàng ngày hay sử dụng sản phẩm bổ sung. Để nhận biết, bạn cần chú ý đến các biểu hiện khi thiếu kẽm và Selen ở trẻ nhỏ 

Biểu hiện thiếu kẽm ở trẻ

Biểu hiện khi thiếu kẽm và Selen ở trẻ nhỏ thường gặp nhất đó là hiện tượng suy giảm khả năng miễn dịch ở trẻ nhỏ. Rất nhiều trẻ nhỏ hiện nay đều mắc phải tình trạng thiếu kẽm nhẹ và vừa. Các biểu hiệu thiếu kẽm bao gồm:

Trẻ bị thiếu dinh dưỡng: Thiếu kẽm cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc trẻ chậm tăng trưởng, ăn uống đầy đủ nhưng vẫn bị suy dinh dưỡng từ nhẹ đến vừa,.....

- Trẻ thường xuyên bị rối loạn chuyển hóa và tiêu hóa: Trẻ mắc phải tình trạng suy giảm tiêu thụ năng lượng như giảm bú, biếng ăn, chậm tiêu, táo bón hay không ăn thịt cá kèm với hay bị buồn nôn cũng có thể nguyên nhân là do cơ thể của trẻ đang bị thiếu kẽm.

- Trẻ bị mắc chứng rối loạn tâm-thần kinh: Trẻ có những biểu hiện như hay thức giấc nhiều lần vào ban đêm, bị rối loạn giấc ngủ, hay khóc đêm… Bạn cần lưu ý nên bổ sung thêm kẽm và Selen bởi đây đều là những biểu hiện khi thiếu kẽm và Selen ở trẻ nhỏ. Kèm theo đó trẻ cũng có thể có một số các biểu hiện khác như hoạt động của não bị suy yếu dẫn đến trẻ chậm chạp và đôi khi bị hoang tưởng, mất sự kiểm soát trong lời nói,....

- Hệ thống và khả năng miễn dịch của trẻ bị suy giảm: Trẻ thường xuyên bị nhiễm trùng ở đường hô hấp điển hình như hay bị viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm da, viêm niêm mạc và viêm đường tiêu hóa,....

- Trẻ nhỏ bị thiếu kẽm thường bị mắc một số các hiện tượng về da như khô da, nám da, bong da đi kèm với nứt gót da hai bên. Ngoài ra việc thiếu kẽm cũng sẽ ảnh hưởng đến thị giác, sợ ánh sáng hay gặp những hiện tượng như quáng gà, loét giác mạc và khô mắt.

Nếu tình trạng thiếu kẽm của trẻ đã ở cấp độ nặng sẽ có những biểu hiện như viêm da, sạm, dày sừng đi kèm với hiện tượng bong da mặt ngoài ở hai cẳng chân. Từ đó làm quá trình phát triển của trẻ diễn ra chậm hơn so với bình thường.

Biểu hiện trẻ thiếu Selen 

Khi cơ thể của trẻ đang trong tình trạng thiếu Selen sẽ xuất hiện một số các biểu hiện như:

- Những vết thương nhỏ của trẻ dễ bị nhiễm trùng: Điều này xảy ra bởi khi cơ thể thiếu đi lượng Selen cần thiết sẽ dẫn tới hệ miễn dịch của trẻ sẽ bị suy yếu. Từ đó làm giảm đi khả năng phòng chống và bảo vệ cơ thể cơ khỏi các nhân tố bên ngoài. Đặc biệt sẽ làm giảm đi khả năng chống ung thư của cơ thể.

- Thiếu Selen cũng sẽ gây nên những ảnh hưởng tới da của trẻ điển hình như làm mất đi sắc tố da của trẻ. Nếu như cơ thể ở trong tình trạng thiếu hụt Selen cao trong thời gian dài có thể dẫn đến một số rối loạn tim nặng nề cho trẻ. Tuy nhiên đây đều là những tình trạng rất ít khi gặp bởi Selen có nhiều ở trong thực phẩm nên việc bổ sung rất dễ dàng.

- Thiếu Selen trong chế độ ăn trong khoảng thời gian lâu dài dẫn tới ung thư, bệnh về tim và hiện tượng suy giảm hệ miễn dịch của trẻ.

- Thiếu Selen sẽ dẫn đến cơ thể của trẻ bị nhạy cảm đối với các tổn thương từ oxy hóa chính, gây nên các thay đổi từ trong hoạt động của các enzyme trong cơ thể, qua đó sẽ làm thay đổi đi các cấu trúc sinh hoặc là làm nồng độ glutathione trong cơ thể tăng cao.

- Keshan là một loại bệnh do thiếu Selen được phát hiện tại một số vùng của Trung Quốc. Bệnh xuất hiện ở trên trẻ nhỏ và phụ nữ ở tuổi sinh đẻ và được xác định là có lượng Selen trong cơ thể không đảm bảo. Nếu trẻ nhỏ và phụ nữ mắc phải bệnh này sẽ có một số các triệu chứng liên quan tới cơ tim, sốc tìm và làm giảm lượng máu đến tim. Bệnh được chia thành 4 cấp độ từ nặng đến nhẹ là: cấp tính, bán cấp, mạn tính và tiềm ẩn

Ảnh hưởng của kẽm và Selen đối với cơ thể đều rất quan trọng. Do đó bạn nên cần bổ sung đầy đủ cho cơ thể. Đặc biệt hãy lưu ý đến những biểu hiện khi thiếu kẽm và Selen ở trẻ nhỏ để điều chỉnh hàm lượng thích hợp trong bữa ăn hàng ngày.


Tác giả: Lê Thọ Hưng