Viêm tuyến vú sau sinh xảy ra khi các mô ngực bị nhiễm trùng bởi vi khuẩn gây ra tình trạng đau ngực, sưng, nóng và đỏ.
Bệnh này ảnh hưởng đến phụ nữ cho con bú, tuy nhiên trong một số trường hợp hiếm hoi vẫn có thể xảy ra ở người không cho con bú.
Bệnh viêm tuyến vú thường xảy ra trong vòng một vài tuần đầu tiên sau khi sinh nhưng cũng có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ và thường chỉ xảy ra ở một bên ngực chứ không phải cả hai ngực.
- Ống dẫn sữa bị tắc: Nếu mẹ không cho bé bú cạn 1 bên ngực trước khi đổi bên, sữa còn lại trong ngực có thể sẽ khiến các ống dẫn sữa bị tắc dẫn tới tình trạng sữa bị ứ lại làm ngực bị viêm.
- Do vi khuẩn xâm nhập vào ngực. Vi khuẩn trên bề mặt da của mẹ và miệng trẻ sơ sinh có thể xâm nhập vào ngực mẹ qua vết nứt hay vết rạn hoặc xâm nhập trực tiếp vào ống dẫn sữa.
Lượng sữa ứ đọng trong ngực khi không được rút cạn hoàn toàn sẽ là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Tuy vậy, tính kháng khuẩn của sữa mẹ sẽ giúp bé không bị nhiễm khuẩn.
Viêm tuyến vú sau sinh xảy ra khi các mô ngực bị nhiễm trùng bởi vi khuẩn gây ra tình trạng đau ngực, sưng, nóng và đỏ. (ảnh: Internet)
Dưới đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm tuyến vú sau sinh ở nhiều chị em phụ nữ:
- Cho con bú sữa mẹ vài tuần đầu sau khi sinh. Đau hoặc nứt đầu ti (dù viêm vú có thể phát triển mà không nhất thiết phải bị nứt cổ gà). Cho con bú sữa mẹ ở một tư thế duy nhất có thể không làm cạn hết bầu sữa. Mặc áo ngực quá chật.
- Mặc áo ngực quá chật có thể hạn chế dòng chảy của sữa
- Mẹ mệt mỏi quá sức hoặc căng thẳng làm giảm lượng sữa. Sữa không đủ dòng chảy sẽ đọng lại trong ngực gây viêm. Mẹ đã từng bị bệnh này trước đây trong khi cho con bú, thì sau này mẹ dễ dàng bị tái phát.
Khi bị viêm tuyến vú sau sinh mẹ sẽ thấy xuất hiện các hiện tượng sau:
Cơ thể thấy mệt mỏi bải hoải thiếu năng lượng, khó chịu, ớn lạnh, đau đầu, buồn nôn, chóng mặt sốt trên 38,3oC hoặc cao hơn. Các hiện tượng này xảy ra cùng với những triệu chứng ở ngực như chạm vào ngực thấy đau, ấm và sưng. Vú bị đỏ thường xuất hiện ở dạng hình nêm. Đau hoặc cảm thấy nóng rát ngực liên tục hay trong khi cho bé bú sữa mẹ.
Viêm vú sau sinh khiến cho chị em cảm thấy mệt mỏi, đau đớn vùng tuyến vú (Ảnh: Internet)
Nếu đang nuôi con bằng sữa mẹ và mắc phải tình trạng viêm tuyến vú sau sinh, mẹ hãy tham khảo cách điều trị bên dưới nhé, nhưng phải chắc chắn rằng mẹ đã đi khám bác sĩ:
Tự chăm sóc. Mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt, tiếp tục cho con bú và uống thêm chất lỏng có thể giúp cơ thể mẹ chiến đấu với nhiễm trùng vú.
Điều chỉnh kỹ thuật cho con bú. Cần đảm bảo là sau mỗi lần bé bú sữa mẹ thì bầu ngực mẹ cạn sữa và trẻ ngậm vú đúng cách. Nếu bé từ chối bú ở vú bị viêm thì mẹ nên sử dụng máy hút hoặc dùng tay để vắt sữa.
Điều chỉnh kỹ thuật cho con bú để đối phó với bệnh viêm tuyến vú sau sinh.
Dùng thuốc kháng sinh. Một số trường hợp viêm tuyến vú khiến mẹ phải cho trẻ ăn dặm sớm hơn dự định, nhưng mẹ vẫn có thể tiếp tục cho trẻ bú trong khi bị viêm tuyến vú bằng cách uống kháng sinh. Điều trị bệnh viêm tuyến vú thường đòi hỏi liều dùng thuốc kháng sinh từ 10 – 14 ngày.
Mẹ có thể thấy khỏe lại sau 24-48 giờ bắt đầu dùng thuốc kháng sinh, nhưng mẹ nên dùng hết toa thuốc bác sĩ kê vì rất quan trọng để hạn chế nguy cơ viêm tuyến vú tái phát. Thuốc kháng sinh được bác sĩ kê đơn sẽ an toàn trong thời gian cho trẻ bú.
Mẹ đừng dừng việc cho con bú vì làm như thế sẽ khiến tình trạng viêm vú thêm trầm trọng và tăng thêm sự đau đớn. Ngoài ra, cho trẻ bú trong khi bị viêm vú còn giúp giảm tình trạng nhiễm trùng ngực cho mẹ.
Vú mẹ bị viêm nhưng sữa mẹ không hề bị nhiễm trùng nên trẻ sẽ không bị làm hại vì bú sữa mẹ trong khi mẹ bị viêm tuyến vú. Viêm tuyến vú và thuốc kháng sinh sẽ không thay đổi thành phần sữa mẹ.
Dùng thuốc giảm đau. Trong khi chờ cho thuốc kháng sinh phát huy tác dụng, bác sĩ có thể khuyên mẹ dùng thuốc giảm đau dạng nhẹ như acetaminophen (chẳng hạn như Tylenol) hoặc ibuprofen (như Advil, Motrin IB)..
Nếu sau khi dùng thuốc kháng sinh mà bệnh viêm tuyến vú không thuyên giảm thì mẹ hãy kiểm tra lại với bác sĩ. Vì bệnh này có thể nhầm lẫn với ung thư viêm vú, do đó bác sĩ có thể khuyên mẹ nên chụp hình vú chẩn đoán hoặc sinh thiết để chắc chắn nguyên do gây ra tình trạng khó chịu cho ngực mẹ.
Nếu con từ chối bú mẹ nên sử dụng các biện pháp như dùng máy hút sữa (Ảnh: Internet)
Để phòng tránh bệnh viêm tuyến vú sau sinh mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:
Viêm tuyến vú có thể là một dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch của cơ thể mẹ đang bị suy giảm. Mẹ nên ngủ và nghỉ ngơi trên giường, giảm các hoạt động sẽ giúp cơ thể hồi phục sức chịu đựng. Mẹ nên duy trì thói quen cho con bú sữa hàng ngày. Mặc loại áo ngực hỗ trợ dành riêng cho mẹ cho con bú. Tránh tình trạng ngực căng sữa kéo dài trước khi cho con bú sữa mẹ.
Tuy hiếm gặp nhưng mà mẹ có thể thấy rất đau đớn khi cho trẻ bú với bên ngực bị viêm. Trong trường hợp đó, mẹ nên tháo áo ngực ra và để cho sữa chảy từ bên ngực bị viêm vào bình hoặc dùng vải thấm (như tã sạch chẳng hạn) từ đó giảm áp lực cho ngực.
Trong khi đó, mẹ cho trẻ bú ở ngực còn lại. Khi bé bú xong bên kia, mẹ có thể cho bé tiếp tục bú bên ngực bị viêm mà không thấy quá khó chịu nữa. Mẹ cũng có thể hút sữa hoặc dùng tay vắt sữa cho bé bú.
Nếu mẹ gặp khó khăn trong việc làm cạn bầu sữa thì có thể dùng gạc nóng đắp lên ngực hoặc tắm nước ấm dưới vòi hoa sen trước khi cho bé bú hoặc hút sữa. Viêm tuyến vú sau sinh có thể dễ dàng xảy ra nhất khi mẹ phải quay lại làm việc. Vì thế mẹ nên vắt sữa thường xuyên, trùng với thời gian biểu vẫn cho trẻ bú sữa khi mẹ ở nhà để cố gắng ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng xảy ra.