Viêm tai thanh dịch hay được gọi với cái tên như viêm tai màng nhĩ đóng kín. Bệnh là tình trạng tại màng nhĩ bị viêm dẫn đến có dịch mủ, dầy dính. Bệnh phá phổ biến ở trẻ và cần được phát hiện, điều trị sớm để hạn chế những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến thính giác.
Nguyên nhân viêm tai thanh dịch do các bệnh lý tai mũi họng khác gây ra, có thể là do viêm họng, viêm xoang, viêm amidan, viêm mũi dị ứng... Hoặc có thể do các khối u tại vòm mũi họng gây ảnh hưởng đến hoạt động của bộ phận này. Sự thay đổi áp suất khi lặn sâu, đi máy bay, các bệnh lí khiến giảm áp lực tại hòm tia dẫn đến sự phù nệ, không thoát dịch và ứ đọng trong tai.
Viêm tai thanh dịch là tình trạng tại màng nhĩ bị viêm dẫn đến có dịch mủ, dầy dính (Ảnh: Internet)
Các biểu hiện của viêm tai thanh dịch không rõ ràng, ít biểu hiện cụ thể. Người mắc bệnh ban đầu sẽ có cảm giác ù tai, đầy nặng tai, ngứa tai. Sau đó là có cảm giác thường có âm thanh vang trong đầu, trong tai và giảm thính lực.
Viêm tai thanh dịch gặp nhiều ở trẻ em hơn người lớn nhưng các biểu hiện ở trẻ lại không rõ ràng. Đôi khi có biểu hiện nhưng bản thân trẻ không nhận thực được bệnh dẫn đến nhiều vấn đề nguy hiểm và ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ.
Ngoài các triệu chứng trên, bệnh nhân bị viêm tai thanh dịch vòm có biểu hiện ngạt mũi, chảy nước mũi, viêm mũi... Ngay khi có các biểu hiện trên hoặc bé nhà mình kém tập trung, gọi không trẻ lời, khả năng nghe kém thì nên đi thăm khám tại cơ sở chuyên khoa. Trong quá trình thăm khám, bác sĩ có thể phát hiện bệnh với một số bất thường như:
- Màng nhĩ tuy không thủng, nhưng nón sáng bị thu hẹp mất và màng nhĩ dày, mờ đục hoặc màu vàng.
- Nội soi màng nhĩ thấy có dịch, màng nhĩ phồng do ứ dịch hoặc lõm do xơ dính...
- Vùng họng bị viêm amidan quá phát, có khối u vòm họng, ke múi nhiều dịch, dị hình mũi...
- Các xét nghiệm chuyên khoa phát hiện thính lực giảm.
Viêm tai thanh dịch gặp nhiều ở trẻ em hơn người lớn (Ảnh: Internet)
Viêm tai thanh dịch kéo dài dẫn tới tình trạng ứ dịch ngày càng nặng nề không chỉ dẫn đến điếc, giảm thính lực, ảnh hưởng đến ngôn ngữ mà còn gây biến chứng viêm màng não, áp xe não... Do đó, ngay khi phát hiện các biểu hiện của bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh các bạn cần khám và thực hiện theo đúng chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.
Tùy vào từng mức độ và tình trạng bệnh mà bác sĩ chỉ định phương pháp nội khoa hoặc kết hợp ngoại khoa để điều trị viêm tai thanh dịch. Điều trị nội khoa để kháng lại những nhiễm họng gây bệnh hoặc hạn chế dịch nhầy. Các phương pháp ngoại khoa khi bệnh nặng để rạch, loại bỏ dịch ứ, đặt ống thông khí...
Đồng thời thực hiện các phương pháp khác để giải quyết tất cả nguyên nhân gây bệnh khác: nạo VA, cắt amidan, chỉnh hình cuốn mũi, chỉnh hình vách ngăn, lấy bỏ các khối u vòm mũi họng... Một lưu ý khi điều trị viêm tai thanh dịch là cần thực hiện đúng chỉ định bác sĩ, không được chủ quan mà tự mua thuốc về sử dụng.
Bên cạnh điều trị viêm tai thanh dịch các bạn cũng nên kết hợp với các phương pháp phòng bệnh như rửa mũi, súc họng... để giữ cơ thể khỏe mạnh nhất. Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ nếu chưa thể tự ý thức trong việc vệ sinh mũi họng thì bố mẹ cần theo sát để giúp đỡ trẻ nhằm ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh viêm tai thanh dịch.