Cần lưu ý gì khi cho trẻ đi chơi trong thời tiết lạnh?

Cần lưu ý gì khi cho trẻ đi chơi trong thời tiết lạnh?
Trẻ nhỏ có nhiều nguy cơ gặp phải các vấn đề khi ra ngoài vào thời tiết lạnh hơn người lớn. Nếu bị nhiễm lạnh quá lâu, không được mặc quần áo khô, ấm trẻ dễ bị tê cóng, hạ thân nhiệt thậm chí đe doạ tính mạng.

Cho trẻ ở trong nhà cả ngày vào mùa lạnh hay cho trẻ vui chơi quá lâu ngoài trời khi nhiệt độ xuống thấp đều là những sai lầm phụ huynh dễ mắc phải.

1. Những vấn đề sức khoẻ trẻ thường gặp khi chơi ngoài trời lạnh

Do cơ thể nhỏ hơn nên trẻ dễ mất nhiệt nhanh hơn so với người lớn. Nhất là việc mải chơi khiến trẻ không muốn vào nhà.

Bỏng lạnh (Frostbite)

Bỏng lạnh (Frostbite) là một thuật ngữ y học để chỉ tổn thương tại chỗ gây cho da và các mô do tiếp xúc với lạnh, thường xảy ra ở các bộ phận cơ thể xa trung tâm như các đầu chi, mũi, tai... Bỏng lạnh được chia thành 4 cấp độ.

Cần lưu ý gì khi cho trẻ đi chơi trong thời tiết lạnh? - Ảnh 2.

Bỏng lạnh (Frostbite) là một thuật ngữ y học để chỉ tổn thương tại chỗ gây cho da và các mô do tiếp xúc với lạnh (Ảnh: Internet)

Đọc thêm:

Miền Bắc trở lạnh, cảnh báo những nguy hiểm khi dùng máy sưởi cho trẻ sơ sinh

Chảy máu cam vào mùa đông ở trẻ, xử lý bằng cách nào?

Ở trẻ, các ngón tay, ngón chân, tai và mũi rất dễ bị cóng. Ban đầu sẽ có cảm giác đau, tựa như bị bỏng rát sau đó là tê cóng (tê liệt), da chuyển sang màu trắng hoặc xám nhạt, có hình thành bóng nước.

Nếu nghi ngờ trẻ bị bỏng lạnh, cần nhanh chóng cho trẻ vào nhà, mặc quần áo ấm, không chà xát lên phần bị bỏng hay cố gắng làm vỡ các vết phòng rộp. Sưởi ấp cho trẻ, ngâm vùng tê cóng trong nước ấm từ 20 - 30 phút rồi lau khô và ủ ấm cho trẻ. Nếu tình trạng đau, tê tiếp tục kéo dài, hãy liên hệ với bác sĩ.

Hạ thân nhiệt

Khi nhiệt độ cơ thể giảm xuống dưới mức bình thường do lạnh, tình trạng hạ thân nhiệt có thể gây ra nguy hiểm. Trẻ có thể cảm thấy rùng mình, đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang cố gắng tự làm ấm, nhưng sau đó trẻ trở nên chậm chạp hơn hoặc nói lảm nhảm.

Cần lưu ý gì khi cho trẻ đi chơi trong thời tiết lạnh? - Ảnh 3.

Khi nhiệt độ cơ thể giảm xuống dưới mức bình thường do lạnh, tình trạng hạ thân nhiệt có thể gây ra nguy hiểm (Ảnh: Internet)

Bởi hạ thân nhiệt là một trường hợp cần cấp cứu y tế nên cha mẹ cần ngay lập tức liên hệ với cơ sở y tế gần nhất. Cho tới khi có sự trợ giúp, cần đưa trẻ vào trong nhà, cởi bỏ bớt quần áo lạnh ẩm. Sau đó thay quần áo ấm, quấn trẻ trong chăn và cho trẻ uống nước gì đó ấm. Nếu như trẻ có dấu hiệu ngưng thở hoặc mất mạch, cần hồi sức qua đường miệng hoặc hô hấp nhân tạo.

2. Cần lưu ý gì khi cho trẻ chơi ngoài trời vào trời lạnh

Giữ ấm

Điều đầu tiên cha mẹ cần nhớ khi cho trẻ chơi ngoài trời trong thời tiết lạnh chính là giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là vùng đầu, lưng, ngực, tay, chân. Hãy mặc nhiều lớp cho trẻ, bên trong cùng cần là chất liệu thông thoáng, thấm hút mồ hôi. Đeo khăn quàng cổ, đội mũi, đeo găng tay hay thậm chí là ủng.

Cần thường xuyên kiểm tra thân nhiệt, bàn tay của trẻ. Nếu trẻ còn nhỏ và nằm xe đẩy bắt buộc phải ra ngoài, cần trang bị thêm mui xa, các tấm chắn bằng lưới hay voan mỏng để tránh bị gió lùa trực tiếp.

Theo dõi sự thay đổi của nhiệt độ

Vào mùa đông, thời điểm sáng sớm, chiều muộn và giữa trưa là những thời điểm không phù hợp để cho trẻ ra ngoài chơi. Nguyên nhân được giải thích là do thời điểm này, nhiệt độ quá lạnh hoặc tia UV ở mức gây nguy hại cho sức khoẻ của trẻ.

Cần lưu ý gì khi cho trẻ đi chơi trong thời tiết lạnh? - Ảnh 4.

Cha mẹ cần theo dõi nhiệt độ ngoài trời nếu muốn cho trẻ đi chơi (Ảnh: Internet)

Tuỳ từng độ tuổi mà trẻ nên chơi ở ngoài trời bao lâu. Chẳng hạn như với trẻ chưa tự đi được thì chỉ nên cho chơi dưới 30 phút ngoài trời mỗi ngày.

Với trẻ lớn hơn thì sẽ là 30 - 60 phút/ngày. Nếu thời tiết ấm áp thì có thể xem xét tình trạng sức khoẻ của trẻ và kéo dài thời gian chơi ngoài trời trên 1 tiếng.

Nếu nhiệt độ dưới 13 độ, hãy để trẻ ở trong nhà bởi ở mốc nhiệt này, thân nhiệt của trẻ có thể hạ nhanh chóng.

Ngoài ra, với những trẻ đang ốm sốt, trẻ chưa tự đi được thì không nên để trẻ ra ngoài khi thời tiết lạnh, nhiệt độ xuống thấp như rét đậm, rét hại hay có gió mùa.

Địa điểm chơi

Cần cho trẻ chơi tránh xa những khu vực công trường, khói bụi, dễ ô nhiễm. Đặc biệt, không cần thiết phải cho trẻ chơi ở những nơi có nhiều cây cối bởi khu vực này có thể khiến trẻ cảm thấy lạnh hơn.

Nguồn dịch:

1. Cold Weather Safety for Children

2. How Cold is Too Cold for Kids to Play Outside


https://suckhoehangngay.vn/can-luu-y-gi-khi-cho-tre-di-choi-trong-thoi-tiet-lanh-20220209163107804.htm
Tác giả: ZhouShén