Đau dạ dày khi đang mang thai gây ảnh hưởng xấu tới thai phụ (Ảnh: Internet)
Triệu chứng của đau dạ dày khi đang mang thai thường hay bị nhầm với biểu hiện thai nghén như: buồn nôn, nôn, đầy bụng, khó tiêu. Vậy nên, để xác định xem có bị đau dạ dày không, các bà bầu phải xem mình có các dấu hiệu như ợ chua, nóng rát hay đau râm ran vùng thượng vị hay không. Đây chính là các dấu hiệu của chứng đau dạ dày.
Ngoài ra, các cơn đau dạ dày ngày càng nặng cũng sẽ xuất hiện khi bệnh nhân quá no hoặc quá đói. Các món ăn khoái khẩu cho bà bầu như xoài, cóc, mận, ổi,…sẽ làm bụng bị đau quặn. Axit trong các thức ăn trên và muối ớt cay sẽ khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương.
Đau dạ dày khi đang mang thai sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe cả thai phụ lẫn thai nhi. Quá trình sinh sản của thai phụ sẽ vướng mắc vào nhiều khó chịu từ bệnh tật. Sự phát triển của thai nhi sẽ hạn chế do quá trình tiêu hóa, hấp thụ và truyền chất dinh dưỡng từ mẹ không đảm bảo.
Bị đau dạ dày khi đang mang thai là một vấn đề nhạy cảm. Bất kì một phương thức chữa trị nào đều có thể ảnh hưởng không tốt tới quá trình thai sản. Vậy nên, trước khi tiến hành, các thai phụ cần thăm khám kỹ lượng và tiến hành phác đồ điều trị của các bác sĩ chuyên gia. Việc chữa trị cũng cần tuân thủ chặt chẽ theo phác đồ điều trị, chớ bỏ dở hoặc tiến hành không đúng sẽ khiến nguy cơ xấu xảy ra. Trẻ sẽ rất dễ gặp tổn thương và bị dị tật nếu tình hình không được kiểm soát kịp thời.
Thai phụ nên hạn chế dùng thuốc chữa đau dạ dày (Ảnh: Internet)
Đau dạ dày khi mang thai có rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Ốm nghén là một ví dụ trong số đó. Khi bị nghén, dạ dày thai phụ sẽ phải co bóp nhiều hơn nhằm đẩy thức ăn ra ngoài làm xuất hiện các cảm giác khó chịu, không ngon miệng, chán ăn. Khi cơn nghén kết thúc, em bé đã lớn, dạ dày khi bị chèn ép sẽ bị khó tiêu, đầy bụng.
Với các triệu chứng trên, thai phụ không cần dùng thuốc để chữa trị, Tình trạng trên sẽ từ từ suy giảm hoặc biến mất. Cơn đau nếu xuất hiện lâu dài, quá khó chịu thì thai phụ cần tới ngay các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị.
Trong quá trình điều trị, thai phụ sẽ được sử dụng một số biện pháp như nội soi, xét nghiệm máu, chụp X quang,… Nếu tình trạng không nghiêm trọng, các biện pháp đơn giản và an toàn hơn sẽ được sử dụng.
Có rất nhiều nhóm thuốc điều trị đau dạ dày khác nhau như giảm tiết acid, trung hòa acid, kháng sinh,... Tuy nhiên, không phải nhóm thuốc nào cũng thích hợp cho phụ nữ có thai. Vậy nên, thai phụ nên tìm hiểu thật kỹ trước khi sử dụng. Một chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý cùng phương thức chữa trị an toàn sẽ là lựa chọn thích hợp nhất cho các chị em trong lúc chờ tin vui từ em bé.