Vấn đề bảo vệ sức khỏe tim mạch khi chuẩn bị vào hè đóng vai trò vô cùng quan trọng, nhất là đối với người cao tuổi hay người có tiền sử tim mạch. Thời gian qua, Bệnh viện Tim Hà Nội có số lượng bệnh nhân nhập viện do bệnh tim mạch gia tăng, trung bình có khoảng 20 ca/1 ngày.
TS.BS Nguyễn Công Hà, Khoa Can thiệp tim mạch, Bệnh viện Tim Hà Nội cho biết, trong số những bệnh lý về tim mạch thì nguy hiểm nhất phải kể đến bệnh suy tim, tăng huyết áp và xơ vữa động mạch vành.
Bạn có thể lấy thêm thông tin tại 8 bệnh phổ biến thường gặp vào mùa hè cần đặc biệt cẩn trọng.
“Thời tiết mùa hè nóng nực làm cho cơ thể mất nước nhiều hơn qua đường bài tiết dẫn đến rối loạn nước và điện giải. Khi đó các chất điện giải như natri, canxi, kali đều giảm khiến người bệnh có thể xuất hiện những biến chứng như rối loạn nhịp tim, suy thận”- BS Hà cho biết.
Bên cạnh đó, động mạch vành cũng là một bệnh phổ biến trong mùa hè. Nguyên nhân là do khi thời tiết nắng nóng hơn dẫn tới thể tích tuần hoàn giảm, máu bị cô đặc lại vì thế khi gặp phải động mạch ở trạng thái xơ vữa chít hẹp sẽ dẫn tới khó lưu thông hơn. Về lâu dài gây ra bệnh tắc nghẽn động mạch.
Nhìn chung, nhiệt độ tăng cao cơ thể cần nhiều nước để có thể duy trì và làm mát cơ thể tốt hơn. Với nhóm người đang có bệnh tim mạch thì việc bảo vệ sức khỏe tim mạch cũng cần thiết hơn khi đứng trước các nguy cơ cao bị say nắng, mất nước dẫn tới rối loạn nhịp tim, đau tim,.. thậm chí là tử vong.
Mất nước là một trong những nguyên nhân chính gây ra rung nhĩ và đột quỵ. Bạn có thể tìm hiểu thêm về rung nhĩ mùa hè trong bài nghiên cứu này.
Do đó việc bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể sẽ góp phần hạn chế mất nước và say nóng. Những loại nước có thể uống như nước ngọt, nước ép, súp,... Đặc biệt khuyến cáo với người độ tuổi trên 50, khi mà việc cảm thấy khát thường hiếm khi xảy ra.
Ngoài ra, bác sĩ cũng khuyến cáo với nhóm người đã thực hiện thủ thuật nong mạch hay đặt stent hay van tim nhân tạo cũng cần cẩn trọng do việc để cơ thể mất nước sẽ khiến máu cô đặc và tắc stent.
Một số loại thuốc được chỉ định cho bệnh nhân tim mạch có thể gây ra một vài tác dụng phụ không mong muốn vào mùa hè như thuốc tim hay thuốc điều trị cao huyết áp gây lợi tiểu. Hoặc một số thuốc chống trầm cảm hay thuốc kháng histamine cũng vậy, chúng cản trở quá trình cơ thể ra mồ hôi.
Từ đó gây ra các cơn chóng mặt, choáng váng. Vì thế nếu muốn bảo vệ sức khỏe tim mạch mùa hè nên hỏi bác sĩ về loại thuốc phù hợp và dự phòng các tác dụng phụ nếu có.
Như đã nói ở trên, việc cơ thể mất nước sẽ khiến người mắc bệnh tim mạch có thể gặp phải các tình huống xấu hơn. Chính vì thế cần bổ sung nước đầy đủ nhưng cũng cần lựa chọn đồ uống khôn ngoan.
Đặc biệt cần tránh xa các đồ uống có chứa cồn hoặc caffein.
Khi nhiệt độ trở nên nóng hơn, các hoạt động ngoài trời đối với bệnh nhân mắc bệnh tim mạch cần phải hạn chế lại. Mặc dù tập thể dục là tốt nhưng cũng cần phải chú ý để bảo vệ sức khỏe tim mạch mùa hè.
Những thời điểm nhiệt độ cao như buổi trưa thì nên ở trong nhà. Nếu ra ngoài hãy mặc quần áo sáng màu và được làm từ các chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi.
Với bệnh nhân tim mạch việc thăm khám bác sĩ theo đúng lịch là điều bắt buộc, nhất là vào mùa hè và khi có những biểu hiện bất thường.
Tóm lại, để bảo vệ sức khỏe tim mạch mùa hè ngoài việc chú ý tới những biểu hiện bất thường của cơ thể, người cao tuổi, người có tiền sử bệnh tim mạch nên có chế độ ăn uống, luyện tập phù hợp. Về dinh dưỡng nên tăng cường các loại trái cây và rau xanh. Uống đủ nước, tập luyện đúng thời điểm và phù hợp với thể trạng của cơ thể,