- Để ca phẫu thuật ghép tủy có thể diễn ra, thì bệnh nhân cần có tế bào gốc khỏe mạnh và tương thích để thay thế tế bào gốc đã bị bệnh. Việc quan trong là tìm ra được người hiến tủy thích hợp. Thông thường, người hiến tủy lý tưởng nhất là anh chị em sinh đôi, sau đó có thể xét đến anh chị em ruột và các thành viên trong gia đình. Trong trường hợp, trong gia đình không ai có tủy tương thích với bệnh nhân thì bác sĩ sẽ giúp bạn tìm kiếm tủy phù hợp từ bệnh viện và các tổ chức cộng đồng.
Ngày nay, các em bé mới sinh ra có thể để lại máu ở cuống rốn, lưu trữ tại bệnh viện như bảo quản 1 loại tế bào gốc. Nếu khi lớn và bị mắc bệnh, bác sĩ sẽ lấy tế bafoo gốc từ máu dây rốn này để thực hiện cấy ghép.
- Khi tìm được người hiến tủy phù hợp, các bác sĩ sẽ tiêm thuốc kích sinh bạch cầu hạt. Khi đạt đủ số lượng bạch cầu thì tiến hành gạn tách tế bào gốc. Quá trình này thường mất nhiều ngày.
- Khối tế bào gốc sẽ được xử lý và bảo quản âm sâu trước khi được truyền cho bệnh nhân.
Các bác sĩ sẽ cần làm nhiều xét nghiệm để đánh giá xem bạn có đủ sức khỏe để tham gia phẫu thuật ghép tủy hay không. Việc thăm khám này cũng phần nào giúp bác sĩ dự phòng được các biến chứng có thể xảy ra sau khi ghép tủy.
- Xét nghiệm máu để kiểm tra sức khỏe tổng thể, kiểm tra xem bệnh nhân có mang thai hay không, xác định HIV và các bệnh truyền nhiễm.
- Chụp X-quang và kiểm tra chức năng phổi, xem phổi có bị bệnh làm ảnh hưởng đến khả năng phẫu thuật ghép tủy hay không.
- Làm các xét nghiệm hình ảnh xương như chụp xạ hình, chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính,.... để tìm khối u trong xương, tránh việc các khối u làm ca phẫu thuật ghép tủy thêm phức tạp.
- Kiểm tra nha khoa để tránh biến chứng nhiễm trùng sau ghép tủy.
- Siêu âm tin, kiểm tra tim, điện tâm đồ,... để đánh giá tình trạng tim có đảm bảo cho ca phẫu thuật hay không.
- Sinh thiết tủy xương giúp đánh giá khả năng tạo các tế bào máu khỏe mạnh của xương,giúp bác sĩ phỏng đoán kết quả của ca ghép tủy.
Trước khi ghép, bạn cần được hóa trị liệu liều cao (có thể kết hợp xạ trị hoặc không). Bước này được gọi là điều trị điều kiện hóa, nhằm giúp cơ thể bệnh nhân sẵn sàng với việc nhận tế bào gốc mới. Điều trị điều kiện hóa có tác dụng:
- Phá hủy các tế bào gốc bị lỗi trong tủy xương của bệnh nhân. Tiêu diệt càng nhiều tế bào bệnh còn sót lại trong cơ thể bạn càng tốt.
- Ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể để nó không tấn công các tế bào gốc mới sau khi cấy ghép, phòng tránh được biến chứng tế bào gốc chống lại vật chủ và thải ghép.
- Nhường chỗ trong tủy xương cho các tế bào gốc mới chuẩn bị được cấy ghép.
Tùy thuộc và loại ung thư bạn mắc phải, phương thức ghép tủy và lịch sử hóa - xạ trị trong quá khứ, mà bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị điều kiện hóa khác nhau.
Việc điều trị điều kiện hóa có thể khiến bệnh nhân gặp nhiều khó chịu vì phải sử dụng liều trị liệu cao. Tác dụng phụ của trị liệu có thể mất nhiều tháng để bệnh nhân hồi phục hoàn toàn. Bệnh nhân cần chuẩn bị trước tâm lý để đối phó với các tác dụng phụ như nôn, buồn nôn, không thể ăn, rụng tóc, loét miệng, có vấn đề về phổi hoặc hô hấp.
Sau khi kết thúc điều trị điều kiện hóa, bệnh nhân sẽ được nghỉ ngơi khoảng vài ngày trước khi thực hiện phẫu thuật ghép tủy.