Dù không mong muốn nhưng không ít người vẫn đang phải "sống chung" với căn bệnh gai cột sống. Vậy người bệnh có thể làm gì để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này? Hãy cùng xem ngay những gợi ý sau bạn nhé!
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh gai cột sống. Do đó, xây dựng chế độ ăn uống hợp lý là điều đầu tiên người bệnh phải làm để mau chóng thoát khỏi cảnh sống chung với bệnh. Chế độ này bao gồm nhóm thực phẩm cần bổ sung và cần tránh cho người mắc gai cột sống.
- Nhóm thực phẩm giàu canxi: Canxi là nguyên tố chủ yếu cấu thành nên hệ xương và cột sống của con người. Do đó, bổ sung đầy đủ canxi giúp người bệnh có khung xương chắc khoẻ và góp phần hỗ trợ điều trị gai cột sống. Canxi có nhiều trong các loại thực phẩm như: tôm, cua, đậu nành, rau diếp, cải xoăn, bắp cải… Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng thêm các loại sữa tươi, sữa công thức hoặc chế phẩm từ sữa. Đây đều là các sản phẩm có hàm lượng canxi dồi dào và rất dễ để hấp thu.
- Nhóm thực phẩm giàu vitamin: Các thực phẩm giàu vitamin C và D là nhóm thực phẩm được khuyến khích cho người mắc gai cột sống. Vitamin C có tác dụng kháng viêm, ngăn chặn lão hóa và giảm thiểu tình trạng đau nhức rất tốt. Vitamin C trong rau xanh, trái cây còn giúp tăng cường đề kháng và độ dẻo dai cho xương khớp. Trong khi đó, vitamin D lại có mối quan hệ mật thiết với mật độ canxi và sức khoẻ xương khớp.
- Thức ăn được chế biến với nhiều gia vị và chất phụ gia: Những chất này được sử dụng quá nhiều sẽ góp phần kích thích sự phát triển của gai xương.
- Thức ăn nhanh: Các món ăn này chứa quá nhiều calo nhưng lại rất ít hàm lượng dinh dưỡng. Ngoài ra, việc ăn thức ăn nhanh thường xuyên còn gây ra tình trạng béo phì, tăng áp lực lên khung xương.
- Thực phẩm quá nhiều đạm: Thịt trâu, thịt chó là các loại thịt giàu đạm không được khuyến khích cho người bệnh gai cột sống. Nếu bệnh nhân điều trị bằng Đông y, các thực phẩm này sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.
- Các thức uống có cồn như rượu bia, chất kích thích, nước ngọt có ga…
Một chế nghỉ ngơi và tập luyện hợp lý sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị gai cột sống. Người bị gai cột sống có thể chơi các môn thể thao để tăng phạm vi chuyển động của lưng hoặc cổ. Ngoài ra, vận động đúng cách còn giúp giảm đau, giảm sức nặng cơ thể và giúp cột sống dẻo dai hơn.
Để cải thiện những triệu chứng của bệnh gai cột sống, người bệnh ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, ăn uống hợp lý thì việc thực hiện các bài tập trị liệu sẽ giúp bạn đẩy lùi những triệu chứng của bệnh.
- Đi bộ: Đây là môn thể thao rất tốt cho hệ xương khớp, đồng thời giúp cải thiện triệu chứng của bệnh. Người bệnh nên đi bộ từ 30 đến 45 phút mỗi ngày.
- Đạp xe: Việc đạp xe sẽ giúp các dây chằng linh hoạt hơn và giúp giảm thiểu hiện tượng lắng đọng canxi. Ngoài ra, các động tác đạp xe còn có tác dụng tốt trong việc giảm chèn ép dây thần kinh. Người bệnh có thể đạp xe từ 2 đến 3 lần mỗi tuần với quãng đường khoảng 1 đến 2 km.
- Bơi lội: Đây là môn thể thao có tác dụng làm chậm quá trình thoái hoá cột sống. Đồng thời, bơi lội còn giúp giảm đau và khớp lưng và cơ lưng trở nên dẻo dai hơn. Người bệnh nên tập bơi 3 buổi trong 1 tuần, thời gian bơi lý tưởng là từ 25 đến 30 phút/lần. Tuy nhiên người bệnh cần tránh các kiểu bơi phải sử dụng lưng nhiều như bơi ếch hoặc bơi bướm.
- Yoga: Đây là bộ môn tập luyện được khuyến khích hàng đầu cho bệnh nhân mắc gai cột sống. Các động tác yoga sẽ giúp kiểm soát cơn đau nhức và nắn chỉnh lại cột sống của người bệnh.
Dù điều trị tại nhà thì người bệnh vẫn phải tự theo dõi và tuân thủ dặn dò của bác sĩ. Việc tự theo dõi diễn biến bệnh sẽ giúp người bệnh phát hiện sớm dấu hiệu bất thường của bệnh. Khi phát hiện các biểu hiện bất thường tại vị trí gai cột sống, người bệnh cần báo ngay cho bác sĩ để được can thiệp kịp thời.
Người mắc gai cột sống cũng nên tham gia kiểm tra sức khoẻ định kỳ tại các bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, khi bệnh đến giai đoạn nghiêm trọng, người bệnh có thể cân nhắc đến việc điều trị nội trú.
Sống chung với bệnh gai cột sống có dễ dàng hay không là nằm ở sự hiểu biết của người bệnh. Do đó, ngoài sự tư vấn của bác sĩ, người bệnh cũng nên tự tìm hiểu về các kiến thức liên quan đến căn bệnh này.