Cần biết gì về viêm dạ dày Hp ở trẻ em?

Cần biết gì về viêm dạ dày Hp ở trẻ em?
Viêm dạ dày Hp ở trẻ em do có nhiều điểm khác so với nhiễm khuẩn Hp ở người lớn.

1. Tình trạng viêm dạ dày Hp ở trẻ em hiện nay

Viêm dạ dày Hp ở trẻ em do nhiễm khuẩn Hp ngày càng phổ biến ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Đồng thời, sự lây nhiễm vi khuẩn trong gia đình thường khá dễ dàng. Cộng thêm, việc điều trị thường không triệt để là nguyên nhân trẻ nhỏ tuổi cũng bị nhiễm Hp.

Cần biết gì về viêm dạ dày Hp ở trẻ em? - Ảnh 1.

Viêm dạ dày Hp ở trẻ em có tỷ lệ ngày càng gia tăng (Ảnh: Internet)

Trước đây, viêm dạ dày Hp ở trẻ em, nhất là đối với trẻ dưới năm tuổi rất ít xảy ra. Lý do bởi vi khuẩn Hp thường cần có thời gian xâm nhiễm lâu trong dạ dày trước khi phát bệnh, hoặc cơ địa lớp chất nhày, niêm mạc dạ dày của trẻ nhỏ

Tuy nhiên, càng ngày, viêm dạ dày ở trẻ em do khuẩn Hp càng gia tăng. Nhưng gần như không có trường hợp trẻ bị ung thư dạ dày do nhiễm khuẩn Hp, nếu có xảy ra thì chỉ khi trẻ đã trưởng thành. 

2. Triệu chứng của viêm dạ dày Hp ở trẻ em

Các triệu chứng viêm dạ dày Hp ở trẻ em không thực sự rõ ràng. Tuy nhiên, ta có thể nhiận biết chúng bằng một số triệu chứng biểu hiện riêng.

Cần biết gì về viêm dạ dày Hp ở trẻ em? - Ảnh 2.

Viêm dạ dày Hp ở trẻ em có nhiều triệu chứng khác nhau (Ảnh: Internet)

Thứ nhất là những cơn đau bụng. Vị trí đau ở quanh rốn hay ở vùng thượng vị (vùng ở giữa, nơi tiếp giáp giữa bụng và ngực, còn được gọi là "chấn thủy"). Đồng thời, sự đau bụng này ít khi có ợ chua, có thể liên quan đến bữa ăn hay không.

Trong trường hợp viêm dạ dày trẻ em dẫn đến loét dạ dày tá tràng. Trẻ có thể bị nôn ra máu hoặc đi tiêu phân màu đen. Có những lúc trẻ không biểu hiện gì cả nhiều ngoài việc ngày càng xanh xao và thiếu máu.

Do vậy, việc phát hiện viêm dạ dày ở trẻ em do nhiễm khuẩn Hp càng khó khăn.

3. Làm sao phát hiện viêm dạ dày Hp ở trẻ em

Theo các chuyên gia, cha mẹ nên đưa trẻ đi nội soi dạ dày để phát hiện bệnh.

Bởi vì việc nội soi dạ dày không chỉ để tìm Hp. Quan trọng hơn, lựa chọn này còn giúp bác sĩ đánh giá thực quản, tá tràng và dạ dày trẻ có tổn thương không, nếu có thì dạng nào (viêm hay loét, vị trí ở đâu,…), nặng nhẹ ra sao…

Trong khi thực hiện nội soi, bác sĩ sẽ lấy sinh thiết để xác định tổn thương do nhìn bằng mắt thường chưa chắc đã chính xác. Bên cạnh đó, việc tìm vi khuẩn Hp cùng được tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau.

Hai dạng xét nghiệm khác thường dùng để theo dõi sau điều trị xem Hp đã được diệt sạch hay chưa: tìm kháng nguyên Hp trong phân  và test hơi thở sử dụng C13. Hình thức đầu tiên thì thích hợp với trẻ đã trên bảy tuổi, có thể hợp tác tốt với bác sĩ. Còn loại xét nghiệm sau phù hợp hơn với trẻ nhỏ.

Tóm lại, hai loại xét nghiệm này đã đặc biệt phù hợp trong việc theo dõi viêm dạ dày Hp ở trẻ em do nhiễm khuẩn Hp sau điều trị.

Tác giả: Quang Anh