Căn bệnh não úng thủy là gì - điều ai cũng cần biết

Căn bệnh não úng thủy là gì - điều ai cũng cần biết
Bệnh não úng thủy được biết đến từ lâu, thế nhưng phải đến khi trường hợp của bé Phạm Đức Lộc bị bỏ rơi ở cổng chùa khi dây rốn còn đỏ hỏn và trong tình trạng mắc bệnh não úng thủy, thì căn bệnh này mới thực sự được nhiều người quan tâm.

1. Vậy bệnh não úng thủy là gì?

Não úng thủy là một tình trạng bệnh mà trong não dư thừa một loại chất lỏng, từ chuyên môn gọi là dịch não tủy. Việc dư thừa chất lỏng này này làm cho đầu của bé ngày càng to dần, dẫn đến các nhu mô não bị tổn thương, bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể gặp nhiều biến chứng khó phục hồi.

2. Đối tượng nào dễ mắc bệnh não úng thủy?

Bất kể đối tượng nào cũng có thể mắc bệnh não úng thủy, không phân biệt tuổi tác hay giới tính, tuy nhiên trẻ sơ sinh và người lớn tuổi thường là hai nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh này.

Theo số liệu thống kế mới đây của Viện quốc gia về rối loạn thần kinh và đột quỵ (Mỹ), thì cứ 500 bé sơ sinh lại có 1 ca bị não úng thủy. Phần lớn các trường hợp này thường được chẩn đoán trước sinh qua sóng siêu âm, tại thời điểm sinh, hoặc trong thời thơ ấu.

Ảnh 2.

Bé Phạm Đức Lộc trong tình trạng mắc bệnh não úng thủy - Ảnh: Internet

3. Dấu hiệu nhận biết não úng thủy ở trẻ em

Nếu bị não úng thủy, thì dấu hiệu dễ nhận biết nhất của trẻ đó là đầu trẻ to dần, thóp trước rộng và phồng căng.

Ngoài dấu hiệu trên, thì để nhận biết bệnh người ta còn căn cứ vào một số dấu hiệu như trẻ thường xuyên giật mình, thậm chí khi nghe một tiếng động hoặc âm thanh rất nhỏ. Trẻ khó bú, rất hay bị sặc sữa hoặc nôn vọt. Không những thế, trẻ bị não úng thủy thường hay khó ngủ, hay khóc, khi nằm đầu nghẹo sang một bên, kèm theo hành vi ngày càng chậm dần, tay trẻ thường nắm rất chặt.

Đó là đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, còn với trẻ lớn hơn khi bị não úng thủy, thì dấu hiệu nổi bật nhất là trẻ hay bị nhức đầu, ngoài ra còn nhận biết bệnh qua dấu hiệu như trẻ dễ bị kích thích, khó chịu, mệt mỏi, chán ăn, nôn mửa, phù gai thị, dấu hiệu tổn thương bó tháp...

4. Có các loại não úng thủy khác nhau nào?

4. 1. Giao tiếp (không tắc nghẽn)

Não úng thủy loại này xảy ra khi bên ngoài hệ thống não thất bị tắc nghẽn hay do vấn đề về hấp thụ, như xuất huyết, nhiễm trùng, chấn thương, các khối u, không rõ nguyên nhân.

4.2. Không giao tiếp (nghẽn)

Khi bên trong hệ thống não thất bị tắc nghẽn như xuất huyết hoặc khối u ở bên ngoài các não thất, do bẩm sinh...thì có thể sinh ra loại não không giao tiếp này.

Với bệnh não úng thủy có thể là cấp tính (khởi phát nhanh khi có triệu chứng) hoặc mãn tính (triệu chứng khởi phát chậm và khó đoán hơn), với trạng thái có thể hoạt động (bệnh nhân có chuyển biến xấu nhanh chóng), bù đắp được (tới mức độ nào đó) hoặc bị kiềm hãm.

Khi bị não úng thủy, thì hầu hết các trường hợp thì trong não thất thường có áp lực của dịch não tủy là cao. Nhưng ở một số trường hợp (ví dụ như bệnh não úng thủy áp suất bình thường - Normal Pressure Hydrocephalus), áp lực của dịch não tủy có thể bình thường.

5. Nguyên nhân bị mắc bệnh não úng thủy?

Não úng thủy xảy ra có thể là do những bất thường di truyền (như các khuyết tật di truyền gây hẹp ống dẫn dịch) hay những rối loạn phát triển (chẳng hạn như những rối loạn liên kết với các khuyết tật về ống thần kinh bao gồm nứt đốt sống).

Ngoài những nguyên nhân trên, thì sinh non sẽ gây ra các biến chứng như xuất huyết trong não thất, các bệnh như viêm màng não, khối u, chấn thương đầu làm nghẽn lối thoát của dịch não tủy từ các não thất đến các bể dịch hoặc làm mất đường dẫn dịch não tủy vào các bể dịch, có thể gây ra bệnh não úng thủy này.

Ảnh 3.

Não úng thủy là một tình trạng bệnh mà trong não dư thừa một loại chất lỏng - Ảnh: Internet

6. Triệu chứng của những người mắc bệnh não úng thủy?

- Viêm não úng thủy cấp: Những người bị viêm não úng thủy cấp thường có những triệu chứng như thường xuyên buồn ngủ và ảnh hưởng đến nhận thức, nhức đầu, và triệu chứng dễ nhận biết là buồn nôn và ói mửa. Ngoài ra việc đứng không vững cũng là dấu hiệu của viêm não úng thủy cấp.

- Não úng thủy thứ cấp hay áp lực thấp: Khi bị não úng thủy thứ cấp hay áp lực thấp, người bệnh sẽ có những triệu chứng tương tự như khi bị viêm não úng thủy cấp, nhưng các triệu chứng này thường khởi phát và khó chẩn đoán hơn.

- Não úng thủy áp suất bình thường (NPH): Khi bị não úng thủy loại này, người bệnh có thể gặp khó khăn khi đi lại, giảm trí nhớ, hay hạn chế trong việc kiểm soát bàng quang.

7. Bé sẽ gặp biến chứng gì nếu bị não úng thuỷ?

Khi bị não úng thủy, thì hệ thần kinh trung ương của trẻ sẽ là bộ phận bị ảnh hưởng đầu tiên. Nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, thì trẻ có thể phải chịu một số biến chứng như viêm màng não mủ, mù, điếc, liệt, chậm phát triển tâm thần, động kinh.

8. Mắc bệnh não úng thủy có điều trị được không và điều trị như thế nào?

Cũng như nhiều bệnh khác, thì não úng thủy nếu được phát hiện và điều trị sớm thì kết quả nhận được cũng rất khả quan.

Với những trường hợp não úng thủy thể nhẹ thì may mắn có thể chữa lành; trẻ có thể đến trường và học tập như các trẻ bình thường khác.

Nhưng với các trường hợp khi bệnh đã tiến triển nặng, thì cho đến hiện tại vẫn chưa có loại thuốc nào chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này mà chỉ là hỗ trợ điều trị mà thôi.

Tác giả: Thanh Thanh