Cảm nắng là gì? Tìm hiểu nguyên nhân, cách chữa cảm nắng và biện pháp phòng tránh

Cảm nắng là gì? Tìm hiểu nguyên nhân, cách chữa cảm nắng và biện pháp phòng tránh
Cảm nắng thường dễ xảy ra vào mùa hè. Cảm nắng có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và tính mạng nếu không có cách chữa cảm nắng hiệu quả, kịp thời.

Tình trạng cảm nắng thường xảy ra vào mùa hè, đặc biệt trong những ngày hè nắng nóng cao điểm và khi nhiệt độ tăng cao đột ngột. Đối với người bị cảm nắng, kịp thời phát hiện các triệu chứng là cách giúp chữa trị người bệnh kịp thời.

1. Cảm nắng là gì?

Cảm nắng được biết là tình trạng phổ biến và thường gặp vào mùa hè và đặc biệt dễ xảy ra hơn ở những ngày nhiệt độ cao.

Tình trạng cảm nắng xảy ra khi đi nắng lâu là trường hợp bình thường của say nắng. Trong khi quá trình di chuyển lâu hoặc làm việc ngoài trời nắng khiến vùng da cổ gáy bị nhiều tia nắng chiếu thẳng vào.

Vùng da cổ gáy còn được biết là trung tâm điều hòa thân nhiệt, ánh nắng mặt trời chiếu liên tục vào vùng da này dễ gây chấn động và rối loạn về điều hòa thân nhiệt của cơ thể và kèm theo đó là hiện tượng mất nước xảy ra.

Thực tế, đối với người bị cảm nắng thường có biểu hiện của bệnh nặng ngay từ đầu. Điều này cho thấy có nhiều dấu hiệu sớm của thần kinh bị tổn thương và có thể hồi phục hoặc thậm chí có những trường hợp nghiêm trọng người bệnh không thể phục hồi. Trong một số trường hợp, cảm nắng còn gây ra tình trạng máu bị tụ dưới màng cứng và tụ ở trong não vô cùng nguy hiểm.

Cảm nắng vô cùng nguy hiểm đến sức khoẻ, tính mạng của người bệnh nếu không kịp thời xử lý.

Cảm nắng là gì? Tìm hiểu nguyên nhân, cách chữa cảm nắng và biện pháp phòng tránh - Ảnh 2.

Quá trình làm việc, hoạt động ngoài trời lâu dễ khiến người bệnh cần cấp cứu say nắng - Ảnh Intenet

2. Dấu hiệu cảm nắng

Nhận biết chính xác dấu hiệu của tình trạng cảm nắng là cách giúp bạn tìm đúng cách để điều trị, hỗ trợ người bị cảm nắng đúng cách nhanh nhất.

- Tình trạng cảm nắng, say nắng gây ra hiện tượng tăng thân nhiệt.

- Nhiệt độ cơ thể cao có thể lên tới 41 độ C.

Bản chất, nhiệt độ cơ thể tăng nhanh đột ngột khiến cho quá trình đào thải mồ hôi cũng giúp cơ thể giải phóng bớt nhiệt lượng tăng lên. Điều này gây ra hiện tượng mất nước trong cơ thể. Nếu không kịp thời được bù nước sẽ gây ra các hiện tượng nguy hiểm như:

- Rối loạn điện giải.

- Giảm khối lượng tuần hoàn gây trụy tim mạch.

- Nghiêm trọng nhất có thể dẫn tới tử vong.

Ngoài ra, nhiệt độ của cơ thể tăng cao còn gây ảnh hưởng đến các yếu tố khác như rối loạn hoạt động chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể: thần kinh, hô hấp và tim mạch.

Các biểu hiện phổ biến khi bị cảm nắng:

- Sốt cao.

- Thở gấp.

- Da đỏ.

- Cơ chuột rút hoặc yếu kém hơn bình thường.

- Dấu hiệu cơ thể mệt mỏi.

- Mắt lờ đờ.

- Bị đột quỵ.

- Hiện tượng đau đầu, chóng mặt, nôn mửa.

3. Cách chữa cảm nắng

Nếu có người bị cảm nắng hoặc nhận thấy bản thân đang có nguy cơ bị cảm nắng, nhanh chóng thực hiện các biện pháp sơ cứu trước khi có người giúp đỡ hoặc đưa được người bị say nắng đến cơ sở y tế như sau:

- Nhanh chóng hạ bớt thân nhiệt đối với bản thân bằng cách tìm bóng râm để ngồi nghỉ và cởi bỏ bớt quần áo. Đối với người gặp người bị cảm nắng cần hạ bớt thân nhiệt cho người bệnh bằng cách giúp đưa người bị say nắng vào bóng râm và cởi bỏ bớt quần áo.

Cảm nắng là gì? Tìm hiểu nguyên nhân, cách chữa cảm nắng và biện pháp phòng tránh - Ảnh 3.

Hạ thân nhiệt, nhanh chóng cho người bị cảm năng xuống nước có pha muối loãng - Ảnh Internet

Hạ thân nhiệt cho người bị cảm nắng vô cùng quan trọng và cần thiết vì cảm nắng xảy ra do cơ thể mất nước và thân nhiệt tăng.

- Cho người bị cảm nắng uống nước có pha muối loãng.

- Dùng khăn lạnh hoặc nếu có nước đá dùng nước đá để chườm mát những vị trí có động mạch lớn như: bẹn, nách và cổ người bệnh.

Lưu ý đối với trường hợp bị cảm nắng nặng:

- Khi người bị cảm nắng nặng đã rơi vào trạng thái bị bất tỉnh, nên sử dụng ngón tay để bấm vào huyệt nhân trung và huyệt thập tuyên để giúp người bệnh nhận thức và tiết nhiệt kịp thời

- Trường hợp bệnh nhân đã rơi vào trạng thái hôn mê và không thể uống nước, sốt cao liên tục, kèm theo đó là nôn nhiều, đau ngực, đau bụng, khó thở, không tự uống nước được cần nhanh chóng đưa người bị cảm nắng tới cơ sở y tế để kịp thời chăm sóc và điều trị.

Khi đến trung tâm y tế, người bệnh sẽ được bác sĩ tiến hành bù nước cùng với các chất điện giải, kèm theo đó là các biện pháp hỗ trợ khác.

Nếu người bệnh vẫn tiếp tục sốt cao, bác sĩ có thể chỉ định hạ sốt bằng sử dụng thuốc.

Trường hợp cấp cứu say nắng bị co giật, bệnh nhân được bác sĩ cho uống thuốc chống co giật.

Khi người bệnh hôn mê, bác sĩ sẽ đặt ống nội khí quản và cho bệnh nhân thở bằng máy.

Các trường hợp bệnh nhân say nắng nặng, tốt nhất nên đưa đến cơ sở y tế gần nhất để chăm sóc kịp thời. Bác sĩ sẽ đưa ra các cách chữa cảm nắng hiệu quả nhất.

Quan trọng, sau khi thực hiện cách chữa say nắng đối với người bệnh, sau khi tỉnh lại người bệnh say nắng không nên vội vã trở lại làm việc. Cần thời gian để nghỉ ngơi và nên uống thêm các loại thuốc giải cảm nắng, nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Cảm nắng là gì? Tìm hiểu nguyên nhân, cách chữa cảm nắng và biện pháp phòng tránh - Ảnh 4.

Người bị say nắng cần thời gian nghỉ ngơi sau khi tỉnh lại, tuyệt đối không vội vàng làm việc trở lại - Ảnh Internet

4. Phòng tránh cảm nắng bằng cách nào?

Để cảm nắng không xảy ra, phòng tránh là biện pháp hiệu quả nhất được áp dụng, một số hướng dẫn phòng tránh dưới đây mọi người nên biết:

- Tránh hạt động thể lực quá sức dưới trời nắng nóng đặc biệt khoảng thời gian từ 10h sáng đến 16h chiều.

- Không nên làm việc quá lâu trong môi trường nắng nóng hoặc ngoài trời nắng.

- Nếu bắt buộc phải làm việc ngoài trời nắng, cần trang bị đầy đủ các thiết bị chống nắng như mũ, nón, kính, quần áo bảo hộ cẩn thận để phòng tránh bị say nắng hiệu quả.

- Cần uống đủ nước, cơ thể có thể không cảm thấy khát nước nhưng mùa hè dễ bị mất nước vì vậy bạn cần uống nước thường xuyên. Tốt hơn hết nên uống nước có pha muối loãng hoặc trái cây có dung dịch oresol.

Đọc thêm:

Chất điện giải là gì và các nhóm chất giúp bổ sung chất điện giải

Khi nào bạn cần bổ sung chất điện giải cho cơ thể?

- Luôn giữ môi trường làm việc thông thoáng để nhiệt độ dịu mát hơn, đặc biệt đối với các môi trường công xưởng hoặc hầm lò.

- Khi làm việc ngoài trời nắng nóng, không làm việc liên tục, sau 45 đến 60 phút cần nghỉ ngơi từ 15 đến 20 phút trước khi bắt đầu công việc tiếp.

Cảm nắng xảy ra khi cơ thể bị sốc nhiệt nếu phải làm việc liên tục trong nhiều giờ dưới điều kiện nắng nóng. Trẻ nhỏ, người cao tuổi và người có sức đề kháng yếu, người khó điều hòa được thân nhiệt dễ gặp phải tình trạng say nắng. Do đó, phòng ngừa say nắng vẫn là biện pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe mọi người trong mùa hè.

Tuy nhiên, nếu bị say nắng hoặc gặp người bệnh say nắng, cần bình tĩnh để đưa ra cách chữa say nắng đúng cách, kịp thời cứu chữa người bệnh để không gây ra những biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ.


Tác giả: Nắng Mai