Phụ nữ bị nhiễm lạnh sau khi sinh và những điều cần biết để bảo vệ sức khỏe

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Phụ nữ bị nhiễm lạnh sau khi sinh và những điều cần biết để bảo vệ sức khỏe
Sau quá trình vượt cạn, cơ thể người phụ nữ chưa kịp phục hồi, nên rất dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công. Bị nhiễm lạnh sau khi sinh là vấn đề khá phổ biến xảy ra, mẹ cần làm thế nào để không ảnh hưởng đến sức khỏe?

Thực tế, đối với mẹ sau sinh, tình trạng bị nhiễm lạnh sau khi sinh thường xuyên xảy ra. Nhiều mẹ chủ quan và cho rằng bị nhiễm lạnh sau khi sinh chỉ là chuyện thường gặp, đơn giản.

Tuy nhiên, nếu như không được kiểm soát đúng cách, mẹ có thể chịu nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe về sau. Đặc biệt, ảnh hưởng tới nguồn sữa mẹ cung cấp cho bé.

1. Tại sao phụ nữ bị nhiễm lạnh sau sinh?

Rất nhiều mẹ sau sinh gặp phải tình trạng cơ thể dễ bị nhiễm lạnh. Cảm lạnh xảy ra khiến mẹ lo lắng vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Nguyên nhân khiến phụ nữ bị cảm lạnh sau sinh thường do thân nhiệt sau sinh bị mất quá nhiều máu. Việc mất quá nhiều máu sau sinh cũng làm mất sức đề kháng.

- Vượt cạn là quá trình nguy hiểm và vất vả mà người mẹ phải dùng toàn bộ sức lực của mình, cũng như bị các cơn đau hành hạ. Sinh nở cũng khiến người mẹ mất khá nhiều máu dẫn đến cơ thể yếu ớt, khó chống lại virus cảm lạnh.

- Những cơn đau sau sinh, ít được vận động, cộng với việc phải thức đêm chăm con, làm cho hệ miễn dịch của người mẹ vốn kém lại càng trở nên yếu hơn.

- Nhiều bà mẹ có giai đoạn ở cữ cực đoan, ít ra khỏi nhà, ít tắm rửa và vệ sinh cá nhân,... là những đối tượng dễ bị cảm lạnh sau sinh nhất.

Phụ nữ bị nhiễm lạnh sau khi sinh và những điều cần biết để bảo vệ sức khỏe - Ảnh 2.

Rất nhiều mẹ sau sinh gặp phải tình trạng cơ thể dễ bị nhiễm lạnh - Ảnh Internet

2. Triệu chứng

Khi mẹ sau sinh bị cảm lạnh sẽ xuất hiện các triệu chứng cụ thể như xuất hiện những cơn nóng lạnh bất thường khiến cho bạn dễ bị rùng mình ngay cả khi mẹ đang chùm chăn. Hiện tượng này xảy ra có thể do mẹ bị nhiễm gió hoặc tắm muộn.

Các triệu chứng cụ thể, mẹ có thể nhận thấy rõ ràng như bị sổ mũi, hắt xì hoặc nhức đầu hay viêm họng. Đây đều là những triệu chứng tương tự như cảm cúm sau sinh thông thường. Lúc này, nếu cảm thấy cơ thể mệt mỏi, mẹ sau sinh nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi.

Chi tiết những triệu chứng mẹ sau sinh gặp phải dưới đây:

- Đau rát họng.

- Ho

- Sổ mũi

- Nghẹt mũi.

- Nhức đầu.

- Mệt mỏi

- Cơ thể nóng lạnh thất thường.

- Thường xuyên có cảm giác ớn lạnh, rùng mình.

- Đôi khi bị sốt nhẹ.

3. Điều trị

Việc phụ nữ sau sinh bị nhiễm lạnh không quá đáng lo ngại, do đó mẹ không cần quá lo lắng rằng tình trạng này sẽ gây ra những ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé. Vì thực chất, tình trạng nhiễm lạnh sau sinh không lây qua đường sữa mẹ và có thể tự khỏi sau 2 đến 3 tuần.

Tuy nhiên, mẹ cũng không nên chủ quan, ngay khi xuất hiện các triệu chứng cảm lạnh sau sinh, người mẹ cần đi khám bác sĩ để chẩn đoán chính xác nhất. Bác sĩ cũng đưa ra các phương hướng điều trị thích hợp. Phụ nữ sau sinh tuyệt đối không tự mua thuốc uống. Bởi các chất trong thuốc có thể đi vào sữa mẹ và ảnh hưởng đển em bé.

Phụ nữ bị nhiễm lạnh sau khi sinh và những điều cần biết để bảo vệ sức khỏe - Ảnh 3.

Mẹ cũng không nên chủ quan, ngay khi xuất hiện các triệu chứng cảm lạnh sau sinh, người mẹ cần đi khám bác sĩ để chẩn đoán chính xác - Ảnh Internet

Nếu các triệu chứng cảm lạnh sau sinh nhẹ, không nghiêm trọng thì mẹ cần biết các cách chữa cảm lạnh cho phụ nữ sau sinh với các mẹo chữa bệnh tự nhiên và an toàn như:

- Nghỉ ngơi nhiều, hạn chế thức đêm. Có thể nhờ chồng hoặc bố mẹ chăm sóc em bé giùm để người mẹ có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn.

- Uống nhiều nước ấm để tăng đào thải virus ra khỏi cơ thể.

- Nên ăn cháo trứng hoặc cháo thịt bò nóng kèm với hành lá và rau tía tô sẽ giúp giải cảm, cơ thể người mẹ dễ chịu hơn.

- Tăng cường ăn trái cây, nước ép trái cây để cơ thể có thêm vitamin, tăng cường sức đề kháng, chống chọi với virus gây cảm lạnh sau sinh tốt hơn.

- Mẹ sau sinh cần giữ vệ sinh sạch sẽ, tuy nhiên sau sinh 3 tháng mẹ không nên tắm nước lạnh và chỉ sử dụng nước ấm để vệ sinh cho cơ thể sạch sẽ. Ngoài ra, cần chú ý tắm nhanh, tắm trong phòng tắm kín gió và lau khô cơ thể ngay khi tắm xong rồi mặc quần áo để tránh bị nhiễm lạnh.

- Thời tiết cũng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến mẹ sau sinh. Phụ nữ sau sinh thường dễ bị cảm lạnh hơn khi trời nóng vì cơ thể ra mồ hôi trộm. Do đó, mẹ cần luôn lau người khô và giữ cơ thể khô ráo mỗi khi có mồ hôi.

- Bảo vệ sức khỏe mẹ sau sinh tốt nhất cần rửa tay thường xuyên để tránh các loại vi khuẩn tiếp xúc vào cơ thể của mẹ và bé gây ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé. Đọc thêm bài viết: Lưu ý khi rửa tay để bảo vệ sức khỏe.

Lưu ý, đối với quá trình điều trị cảm lạnh cho mẹ sau sinh. Các bà mẹ không nên xông hơi giải cảm. Bởi cơ thể sau sinh rất yếu ớt, xông hơi khiến cơ thể mất đi 1 lượng nước lớn nhanh chóng, có thể khiến người mẹ suy kiệt, thậm chí dẫn đến đột quỵ.

Phụ nữ sau sinh có được đánh cảm không?

Đối với phụ nữ sau sinh, có được đánh cảm hay không là vấn đề được rất nhiều mẹ quan tâm. Bản chất, đánh cảm không phải có thể áp dụng với tất cả mọi đối tượng. Đặc biệt, đối với phụ nữ sau sinh càng cần cẩn trọng.

- Xác định rõ thể trạng của mẹ sau sinh trước khi quyết định đánh cảm.

- Không nên cạo gió khi có vết thương hở.

- Chỉ nên cạo gió nhẹ nhàng đối với các mẹ sau sinh.

- Phụ nữ sau sinh tuyệt đối không được tắm bằng nước lạnh sau khi thực hiện cạo gió.

Việc cạo gió thực tế chỉ đem lại hiệu quả giải cảm tạm thời kéo dài từ 1 đến 2 ngày. Vì vậy, mẹ sau sinh cần suy nghĩ kỹ trước khi quyết định thực hiện biện pháp giải cảm này.

Phụ nữ bị nhiễm lạnh sau khi sinh và những điều cần biết để bảo vệ sức khỏe - Ảnh 4.

Cảm lạnh là căn bệnh thông thường và phổ biến, thường không gây nguy hiểm tới sức khỏe - Ảnh Internet

4. Bị cảm lạnh sau sinh có nguy hiểm không?

Cảm lạnh là căn bệnh thông thường và phổ biến, thường không gây nguy hiểm tới sức khỏe. Tuy nhiên, đối với cơ thể yếu ớt sau sinh, nếu không được kiểm soát tốt, cảm lạnh có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng:

- Trong nhiều trường hợp, cảm lạnh có thể gây tắc sữa, ít sữa hoặc tiêu hẳn sữa, không những khiến bà mẹ phải chịu đau đớn do căng tức ngực, mà còn ảnh hưởng đến nguồn dinh dưỡng cho em bé.

- Nhiều bà mẹ vì muốn tốt cho con, mà không dám uống thuốc để điều trị cảm lạnh sau sinh, nhưng cũng lơ là không áp dụng các biện pháp điều trị thay thế. Kết quả là bệnh ngày càng trầm trọng hơn, có thể biến chứng thành viêm phế quản, viêm xoang, viêm phổi,...

- Nếu để cảm lạnh sau sinh kéo dài, dịch nhày có thể chảy xuống cuống họng, bám vào thành đại tràng, gây viêm nhiễm và tổn thương đại tràng.

- Vì virus cảm lạnh có thể lây qua tiếp xúc và sữa mẹ, nên nếu kiêng khem không tốt, bé cũng có thể bị lây bệnh từ mẹ.

5. Phòng tránh

Phụ nữ sau sinh bị cảm lạnh phải làm sao? Để phụ nữ sau sinh không bị cảm lạnh sau sinh cần biết đến các biện pháp phòng tránh cảm lạnh từ: Thói quen sinh hoạt cho đến chế độ dinh dưỡng hằng ngày.

Một vài lưu ý cụ thể như sau:

- Sau sinh khoảng 3 tháng, luôn luôn tắm và vệ sinh thân thể bằng nước ấm, tránh sử dụng nước lạnh. Phòng tắm cần kín gió và ấm áp.

- Đồ ăn và nước uống luôn được làm ấm nóng trước khi sử dụng.

- Giữ ấm cho cơ thể. Tuy nhiên, cũng không cần kiêng khem quá khắt khe khiến cơ thể bị nóng, đổ mồ hôi trộm, có thể gây cảm lạnh sau sinh.

- Không kiêng khem cực đoan, ăn thiếu chất hoặc kiêng tắm rửa, gội đầu, đánh răng,... Điều này sẽ khiến virus có nhiều cơ hội tấn công người mẹ hơn.

- Ăn uống đa dạng và đủ chất để cơ thể nhanh hồi phục, tăng cường sức đề kháng, chống lại virus cảm lạnh sau sinh.

Hi vọng những gợi ý chữa cho phụ nữ bị nhiễm lạnh sau khi sinh ở trên có thể giúp mẹ có một sức khỏe tốt nhất và lựa chọn an toàn để bảo vệ sức khỏe bản thân và em bé tốt nhất.


Tác giả: Nắng Mai