Bệnh cảm lạnh hay thường được gọi với một số các tên khác như cảm, sổ mũi cấp tính hay viêm mũi họng. Đây là một căn bệnh truyền nhiễm do một các loại virus cảm lạnh gây nên. Đến nay, các nhà khoa học đã phát hiện có hơn 200 chủng virus cúm lạnh. Trong đó, phổ biến nhất vẫn là rhinovirus. Chúng xâm nhập vào cơ thể và sinh sôi, phát triển ở khoang mũi, gây nên các triệu chứng như sổ mũi, hắt hơi, đau họng hay sốt cao.
Thông thường, các triệu chứng của cảm lạnh thường kéo dài trong khoảng 7-10 ngày. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, bệnh tình có thể nặng và kéo dài hơn.
Nguyên nhân gây nên bệnh cảm lạnh là gì? Cảm lạnh là một trong các bệnh truyền nhiễm nguyên nhân chính gây ra bởi hơn 200 chủng virus, đặc biệt là chủng rhinovirus. Chúng gây nên các ảnh hưởng tới đường hô hấp, đặc biệt là ở mũi.
Khi bệnh nhân mắc cảm lạnh, virus sẽ gây ảnh hưởng tới các bộ phận như mũi, họng (viêm họng) hay các xoang (viêm xoang). Theo đó, việc cơ thể xuất hiện các dấu hiệu như sổ mũi, hắt hơi … là do phản ứng của hệ thống miễn dịch đối với virus gây bệnh.
Ngoài nguyên nhân chính là do virus, theo dân gian cảm lạnh cũng có thể bị gây ra bởi thời tiết. Những trường hợp mắc phải cảm lạnh trong thời gian dài và nặng thường sẽ xảy ra vào thời điểm mưa, lạnh. Đây cũng là lý do tại sao theo các tài liệu về đông y gọi căn bệnh này cảm lạnh.
Tuy nhiên theo các chuyên gia, quan niệm này không hoàn toàn chính xác. Cảm lạnh vào mùa mưa thường nặng hơn và dễ mắc hơn bởi lúc này không khí ẩm ướt. Nó sẽ tạo điều kiện cho virus dễ lây lan trong không khí, qua đó sẽ làm tăng thêm tỷ lệ mắc bệnh. Do đó có thể khẳng định không có căn cứ khoa học xác đáng nào về việc nguyên nhân gây bệnh cảm lạnh ở người là do thời tiết.
Hiện tại vẫn chưa có cách để chữa trị cảm lạnh. Theo đó, những phương pháp vẫn thường được sử dụng từ trước đến là để chữa các triệu chứng khi mắc phải bệnh.
Bởi vậy tốt nhất bạn nên phòng tránh và giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh. Hãy luôn nhớ đeo khẩu trang, quàng khăn khi ra đường.
Ngoài ra để tránh virus gây bệnh lây lan cho mọi người xung quanh, bạn nên thường xuyên rửa tay sạch, vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Đồng thời cũng nên hạn chế nói chuyện trực tiếp với người bệnh để tránh virus cảm lạnh truyền từ người sang người.
Vitamin C từ lâu đã được biết đến như một hoạt chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống bệnh tật hiệu quả. Đặc biệt, nó nổi tiếng với công dụng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh cảm lạnh, giúp thời gian mắc bệnh rút ngắn, nhanh chóng bình phục.
Có nhiều cách để tăng cường vitamin C. Đơn giản nhất là bổ sung thêm thực phẩm, rau có lá màu xanh đậm trong chế độ ăn uống hàng ngày. Đồng thời thường xuyên uống nước cam, quýt, bưởi và các trái cây giàu vitamin C như kiwi, dâu tây…
Hiện nay trên thị trường cũng có các dòng thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung với thành phần vitamin C dạng viên, bột… Theo nghiên cứu của Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ, liều dùng khuyến cáo cho nam giới trưởng thành là 90mg/ngày và nữ là 75mg/ngày.
Một trong những phương pháp thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng cảm lạnh đó là thuốc hạ sốt và giảm đau. Vậy các loại thuốc chữa cảm lạnh là gì? Bạn có thể sử dụng acetaminophen / paracetamol và ibuprofen hoặc nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ, dược sĩ.
Tuy nhiên theo như khuyến cáo của các bác sĩ, bạn không nên lạm dụng thuốc để điều trị cảm lạnh. Nguyên nhân là do hầu hết các loại thuốc giảm đau hay hạ sốt đều đem lại một vài các tác dụng phụ cho người dùng, đặc biệt là đối với trẻ em dưới 6 tuổi.
Vào năm 2009 ở Canada chính phủ đã ra khuyến cáo về việc hạn chế việc sử dụng các loại thuốc cảm lạnh và thuốc ho nếu không có đơn của bác sĩ cho trẻ em dưới 6 tuổi. Điều này nhằm ngăn ngừa các tác hại không mong muốn tới trẻ nhỏ. Ở một số quốc gia đã cấm sử dụng một loại chất giảm ho, đó là dextromethorphan bởi nó có thể gây nghiện.
Đối với người lớn khi mắc phải triệu chứng sổ mũi có thể sử dụng thuốc có khả năng chống histamin. Điển hình như pseudoephedrine, loại thuốc này điều trị cảm lạnh rất hiệu quả. Tuy nhiên pseudoephedrine cũng gây nên tác dụng phụ khác như buồn ngủ và mất tỉnh táo. Kèm theo đó bạn có thể sử dụng thêm ipratropium để làm giảm sổ mũi.
Ở phần cảm lạnh là gì, chúng ta đều biết rằng căn bệnh này không quá quá nguy hiểm. Nó thể được điều trị tại nhà thông qua các loại thuốc hạ sốt, ăn uống đầy đủ và sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ.
Thông thường, triệu chứng của bệnh sẽ nhanh chóng biến mất trong 5-7 ngày, tuy nhiên, một số trường hợp diễn biến sẽ phát triển nhanh, gây nên một số biến chứng nhất định. Nếu phát hiện các dấu hiệu sau đây, bạn cần nhanh chóng đến phòng khám, bệnh viện để được kiểm tra.
- Đau tai, mất thính lực
- Nhiệt độ có thể trên 38 độ C, cơn sốt kéo dài quá 3 ngày.
- Cơ thể mệt mỏi, khó thở, thở dốc
- Đờm lẫn máu
- Các triệu chứng chung của cảm lạnh kéo dài quá 7 - 10 ngày
- Bệnh nhân cảm thấy rát họng và sốt cao. Tuy nhiên không hề có hiện tượng ho hay sổ mũi thông thường. Đây rất có thể là biểu hiện của bệnh nhiễm liên cầu khuẩn ở họng. Do đó, bạn cần nhanh chóng hỏi ý kiến của bác sĩ và sử dụng thuốc kháng sinh để ngăn ngừa biến chứng lây lan đến tim.
- Bệnh nhân ho kèm theo sốt cao, không cảm thấy vùng cổ họng rát. Đây là dấu hiệu cho thấy cảm lạnh đã biến chứng sang viêm phổi. Lúc này, cách tốt nhất là đến bệnh viện kiểm tra để được bác sĩ chẩn đoán, kê đơn thuốc điều trị phù hợp.
Theo như những khảo sát của Bộ Y Tế thì trung bình mỗi năm người lớn sẽ mắc cảm lạnh từ 2 đến 4 lần, còn trẻ em sẽ là từ 6 đến 8 lần. Việc hiểu rõ cảm lạnh là gì cũng như cách điều trị cảm lạnh là điều cần thiết mà bất kỳ ai cũng nên biết, nhất là trong thời điểm giao mùa.