Cảm lạnh có lây không và cách giảm thiểu nguy cơ mắc cảm lạnh

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Cảm lạnh có lây không và cách giảm thiểu nguy cơ mắc cảm lạnh
Rất nhiều người thắc mắc cảm lạnh có lây không. Nó khiến mọi người hoang mang khi làm việc, học tập trong môi trường có người nhiễm bệnh. Vì không nắm rõ được điều này nên nhiều người chủ quan không phòng chống khiến bệnh dễ dàng lây nhiễm, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Nhiều người thắc mắc về vấn đề cảm lạnh có lây không. Theo đó, một số người cho rằng nó không hề lây khi tiếp xúc với người bệnh và chủ quan, không áp dụng các phương pháp phòng ngừa. Tuy nhiên, đây chính là quan điểm sai lầm, khiến bạn tăng nguy cơ lây nhiễm và mắc bệnh cảm lạnh, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi.

1. Tìm hiểu về sự lây truyền của bệnh cảm lạnh

Bệnh cảm lạnh do 1 loại virus gây ra. Chúng chủ yếu trú ngụ và phát triển ở vùng mũi.

- Cảm lạnh có lây không?

Thông thường, chúng xuất hiện với số lượng lớn ở dịch mũi cũng những người bị cảm lạnh. Theo đó, vào 3 ngày đầu tiên khi mắc bệnh, virus cảm lạnh sẽ có nồng độ lớn và gây các hiện tượng nhiễm trùng. Và đây cũng chính là thời điểm dễ lây bệnh cảm lạnh nhất.

Trong dịch mũi (nhầy mũi) chứa lượng virus gây bệnh rất lớn. Chúng có thể dính lên trên tay của người bệnh khi họ xì mũi, hắt hơi hay chạm vào mũi. Ngoài ra, virus cũng có thể dính lên các đồ vật xung quanh trong quá trình sinh hoạt và vận động. Bởi vậy, nguy cơ lây nhiễm bệnh cảm lạnh là rất lớn.

- Cảm lạnh lây qua đường nào?

Để chứng minh việc bệnh cảm lạnh có lây không, các nhà khoa học đã thực hiện một thí nghiệm. Theo đó, kết quả cho thấy virus cảm lạnh dễ dàng di chuyển từ da và tay của người bị bệnh sang cơ thể của những người xung quanh chỉ trong thời gian ngắn. Ngoài ra, khi bạn làm việc, sinh sống trong khu vực có người bị cảm lạnh, virus có dính trên các đồ vật, vật thể cũng có thể lây lan và gây bệnh.

Ngoài ra, virus dính trên ngón tay có thể truyền vào mũi và mắt khi bạn chạm vào. Khi chúng tích tụ với số lượng lớn và di chuyển xuống ống dẫn nước mắt vào mũi. Theo đó, chúng sẽ tiếp tục được vận chuyển đến niêm mạc và bắt đầu gây nên căn bệnh cảm lạnh.

Trong một số trường hợp, khi người bệnh hắt hơi và sổ mũi, virus sẽ thoát ra ngoài không khí. Khi có ai đó ở gần, chúng có thể dính vào mũi, mắt của họ và gây nên tình trạng nhiễm trùng.

benh-cam-lanh-la-gi-2

Bệnh cảm lạnh có lây không? - Ảnh minh họa

2. Làm cách nào để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh cảm lạnh?

Để hạn chế tình trạng lây nhiễm virus gây bệnh, bạn nên chú ý những nguyên tắc sau đây:

- Hạn chế tiếp xúc với những người bị cảm lạnh, đặc biệt là trong ba ngày đầu tiên mới phát bệnh.

- Hạn chế chạm ngón tay chưa được vệ sinh kỹ càng lên mắt và mũi. Bởi đây là cách đưa virus gây bệnh từ môi trường vào cơ thể.

- Đeo khẩu trang khi ra đường hoặc tiếp xúc, làm việc trong môi trường với người bị bệnh cảm lạnh.

- Rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với người mắc bệnh hay chạm vào đồ vật xung quanh. Việc này sẽ giúp loại bỏ virus gây bệnh dính trên da và ngón tay. Theo đó, bạn nên dùng các loại xà phòng, nước rửa tay được Bộ Y tế khuyến cáo để đảm bảo tác dụng làm sạch và diệt khuẩn tốt nhất.

- Sử dụng các loại thuốc bôi tay có khả năng diệt khuẩn chất lượng cao để tiêu diệt virut, vi khuẩn gây bệnh.

Bệnh cảm lạnh hoàn toàn có thể lây qua đường không khí, khi bạn tiếp xúc với người đang nhiễm cảm lạnh, Bởi vậy, để bảo vệ bản thân khỏi virus gây bệnh, bạn nên ý thức tự bảo vệ bản thân bằng các cách như vệ sinh tay sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc với người bị cảm lạnh…


Tác giả: Lê Thọ Hưng