Cảm cúm: Xét nghiệm và chẩn đoán chính xác bệnh

Cảm cúm: Xét nghiệm và chẩn đoán chính xác bệnh
Bệnh cảm cúm xảy ra nhiều nhất vào mùa đông, có nhiều trường hợp bệnh có thể xảy ra ngoài mùa đó là bệnh cảm cúm thông thường. Để xác định được bệnh cảm cúm, bạn cần biết cách xét nghiệm và chẩn đoán đúng.

Thực tế, có nhiều loại virus gây bệnh khác có thể gây ra những nhầm lẫn với bệnh cảm cúm. Các bệnh về hô hấp với các đặc điểm và triệu chứng tương tự. Do đó, để biết được nguyên nhân chính xác của bệnh cần thực hiện xét nghiệm và chẩn đoán cúm để không nhầm lẫn bệnh cảm cúm với bệnh khác.

Bệnh cảm cúm là bệnh truyền nhiễm ở đường hô hấp do virus cúm gây ra, chúng lây lan trực tiếp từ người sang người. Bệnh cảm cúm gây a những ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp, chủ yếu là mũi, cổ họng và thông thường bệnh bùng phát phần lớn theo mô hình mùa, có thể dự đoán được và xảy ra hàng năm.

Thế giới hiện nay có 3 chủng virus cúm, A, B va C. Phổ biến nhất tại Việt Nam là chủng virus cúm A, B. Bệnh cúm thường nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường nhưng triệu chứng của bệnh này thường nghiêm trọng hơn.

1. Xét nghiệm influenza virus A, B test nhanh là gì?

Thực hiện xét nghiệm influenza virus A, B nhằm phát hiện định tính kháng thể kháng Hemagglutinin, giúp phát hiện trực tiếp các kháng nguyên các chủng virus cúm với độ chính xác cao.

Xét nghiệm với mẫu bệnh phẩm cho xét nghiệm influenza là mẫu huyết thanh. Trong trường hợp này huyết tương không nên được sử dụng. Mẫu được sử dụng xét nghiệm phải được bảo quản để tránh sự tiêu máu và bị nhiễm. Mẫu huyết thanh có thể lưu trữ ở 2-8oC. Những trường hợp cần lưu trữ mấu lâu hơn nên giữ mẫu ở -20 C.

Cảm cúm: Xét nghiệm và chẩn đoán chính xác bệnh - Ảnh 1.

Cảm cúm cần thực hiện xét nghiệm để chẩn đoán đúng virus gây bệnh - Ảnh Internet

2. Khi nào nên thực hiện xét nghiệm influenza?

Nên thực hiện xét nghiệm này khi bạn nghi ngờ mình bị nhiễm bệnh cảm cúm với các triệu chứng sốt cao, gai rét, viêm long đường hô hấp, có thể gây ra các biến chứng viêm phổi, suy hô hấp.

Đặc biệt, đối với phụ nữ đang có ý định mang thai, việc kiểm tra tình trạng miễn dịch của bản thân là điều cần thiết. Nếu cơ thể chưa có miễn dịch, chưa nhiễm cảm cúm có thể phòng ngừa bệnh bằng cách tiêm vaccine phòng cúm.

Khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng sốt cao, cảm thấy gai rét nên đi xét nghiệm cúm.

3. Kết quả của xét nghiệm influenza

Nếu xét nghiệm cho kết quả âm tính, trên cửa sổ kết qua chỉ xuất hiện một vạch màu đỏ tía. Với kết quả xét nghiệm âm tính cho biết, trong mẫu thử không có sự hiện diện của kháng thể trực khuẩn Lao.

Trong khi đó kết quả trên cửa sổ xét nghiệm xuất hiện ≥2 vạch màu đỏ tía, vạch cứng và vạch thử và không thể phân biệt được vạch nào xuất hiện trước tức là kết quả dương tính.

Có trường hợp kết quả không có giá trị, vạch màu không xuất hiện hoặc chỉ xuất hiện 1 vạch thử trên cửa sổ kết quả sau khi xét nghiệm, kết quả được xem là không có giá trị. Khi cho kết quả này cần phải thực hiện xét nghiệm lại với thanh thử khác.

Cảm cúm: Xét nghiệm và chẩn đoán chính xác bệnh - Ảnh 2.

Xét nghiệm sẽ cho kết quả chính xác về loại virus mà bạn đang mắc phải - Ảnh Internet

4. Thực hiện xét nghiệm virus học

Phân lập virus từ dịch họng, dịch tỵ hầu, dịch phế quản hay đờm. Virus thường được phát hiện trong mô nuôi cấy hay ít phổ biến hơn được tìm thấy trong khoang màng ối của phôi gà sau 48 - 72 giờ sau tiêm truyền.

Các xét nghiệm chẩn đoán nhiễm virus nhanh hiện nay được phát hiện như nucleoprotein hay neuraminidase của virus với độ đặc hiệu và độ nhạy cao từ 57 - 81% so với nuôi cấy mô. Acid nucleic của virus phát hiện trong những mẫu bệnh phẩm lâm sàng bằng phản ứng chuỗi polymerase (PCR), phiên mã ngược (RT-PCR). Định tuýp virus (A và B) có thể dùng kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang hay HI.

Trong đó những phương pháp huyết thanh học để chẩn đoán chủ yếu có ích trong nghiên cứu hồi cứu.

Ngoài ra, có thể thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán nhiễm virus khác nhưng không đem lại hiệu quả cao trong việc đánh giá tiên lượng bệnh và giúp ích cho điều trị như công thức máu: giảm bạch cầu, đặc biệt giảm tế bào lympho, giảm tiểu cầu mức độ nhẹ đến trung bình. Khi bạch cầu máu tăng có thể do nhiễm khuẩn thứ phát,...

Tìm hiểu thêm về một số loại xét nghiệm khác: Xét nghiệm thấy virus corona cả khi người nhiễm chưa phát bệnh.

Cảm cúm: Xét nghiệm và chẩn đoán chính xác bệnh - Ảnh 3.

Người bệnh cảm cúm cần thực hiện xét nghiệm chứ chỉ chẩn đoán bệnh dựa trên dấu hiệu bệnh có thể gây khó khăn cho quá trình chẩn đoán chính xác bệnh - Ảnh Internet

5. Chẩn đoán bệnh cảm cúm chính xác

Đối với bệnh cảm cúm thông thường, chẩn đoán bệnh cảm cúm chỉ cần dựa vào dấu hiệu, triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng, dịch tễ học rất khó chẩn đoán được xác định nhiễm virus cúm đặc biệt là khi bị nhiễm virus cúm A H5N1. Đây là nguyên nhân khiến người bệnh cần thực hiện xét nghiệm để chẩn đoán virus cúm.

Muốn chẩn đoán được chính xác khi bị nhiễm virus cúm gây bệnh cảm cúm cần dựa vào các xét nghiệm virus học như nuôi cấy virus, phát hiện acid nucleic (PCR, RT-PCR) hay huyết thanh chẩn đoán.

Chẩn đoán cảm cúm chính xác cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh hô cấp cấp tính do virus khác, Mycoplasma pneumoniae hay vi khuẩn gây nên.



Tác giả: HT