Bệnh cảm cúm gây ra bởi virus cúm, đây là bệnh viêm đường hô hấp cấp tính thường gặp và bệnh nhân bị nhiễm cảm cúm thường có nhiều biểu hiện đặc trưng như cơ thể mệt mỏi, bị sốt, kèm theo các dấu hiệu như hắt hơi, nhức đầu và đau mỏi toàn thân. Triệu chứng bệnh như ho, chảy nước mũi và tức ngực, trẻ bị khản tiếng, tiểu ít thường diễn ra chậm hơn ở giai đoạn sau của bệnh.
Cảm cúm là một bệnh thường gặp ở người có hệ miễn dịch kém như trẻ nhỏ. Tuy nhiên, đây là bệnh lành tính. Bệnh có thể xuất hiện quanh năm nhưng nhiều nhất vào những ngày thời tiết chuyển mùa, giao mùa, mưa lạnh hoặc ẩm ướt. Nếu không giữ ấm cơ thể cho trẻ nhỏ thì rất dễ làm tăng nguy cơ khiến trẻ bị mắc bệnh.
- Paracetamol (Acetaminophen):
Loại thuốc này chứa hoạt chất thường được sử dụng với tác dụng giảm đau nhanh và đem lại hiệu quả hạ sốt ở trẻ nhỏ. Hoạt chất này cũng có tác dụng giúp giảm thân nhiệt ở trẻ bị sốt và giảm các triệu chứng như đau đầu, cảm lạnh ở trẻ.
Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc Paracetamol cho trẻ nhỏ cần sử dụng ở mức hạn chế do trẻ sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi có thể bị nhiễm độc paracetamol, có thể dẫn đến suy gan và tử vong.
Ngoài ra, đây là thuốc không kê đơn nên bạn có thể dễ dàng mua về để sử dụng thuốc làm giảm các triệu chứng khó chịu ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, hoạt chất này có thể có trong thành phần một số thuốc cảm lạnh khác, do đó nếu trẻ sử dụng quá liều có thể gây hại cho trẻ.
- Decongestant:
Decongestant là nhóm thuốc chống sung huyết (thuốc thông mũi) đem lại hiệu quả giúp trẻ nhỏ giảm nhanh các triệu chứng về sổ mũi, nghẹt mũi gồm các thành phần như phenylephrine và pseudoephedrine.
Tuy nhiên, trẻ dưới 6 tuổi vẫn chưa được nghiên cứu và xác định liều sử dụng loại thuốc này. Do đó, trước khi phụ huynh quyết định sử dụng thuốc cho trẻ cần hỏi ý kiến của bác sĩ.
- Thuốc ức chế ho Codeine và dextromethorphan:
Đây là hai loại thuốc chỉ nên được sử dụng khi trẻ bị ho dai dẳng, tình trạng ho dai dẳng ở trẻ khiến trẻ bị mất ngủ. Nếu trẻ không khó thở khi bị ho thì bạn có thể cho trẻ sử dụng thuốc ức chế ho. Tuy nhiên, nếu tình trạng ho này kèm theo chảy dịch mũi sau thì bạn có thể lựa chọn thuốc chống sung huyết kèm với siro ho.
Lưu ý, các loại thuốc giảm triệu chứng ho cho trẻ có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng nếu sử dụng quá liều như khó thở. Do đó, chuyên gia cũng đưa ra lời cảnh báo khi sử dụng thuốc cho trẻ có hoạt chất này.
- Thuốc kháng histamine:
Thuốc kháng histamine là một chất do cơ thể tiết ra khi tiếp xúc với dị nguyên. Sử dụng thuốc kháng histamine hoạt động bằng cách gây ức chế quá trình giải phóng histamine. Ngoài ra, sử dụng thuốc này cho trẻ còn đem lại tác dụng giảm các triệu chứng liên quan như: hắt xì, ngứa tai và mắt, chảy nước mắt hay ho và chảy nước mũi ở trẻ.
Hoạt chất có trong thuốc kháng histamin như: brompheniramine, chlorpheniramine, diphenhydramine, doxylamine.
Lưu ý khi sử dụng thuốc kháng histamine cho trẻ vì có thể gây ngộ độc cho trẻ nếu sử dụng quá liều. Ngoài ra, trẻ còn có thể bị khó ngủ, bồn chồn, kèm theo đó là cảm giác chán ăn. Phụ huynh tuyệt đối không tự ý mua thuốc kháng histamine để điều trị cảm cúm cho trẻ dưới 2 tuổi.
Chăm sóc sức khỏe trẻ nhỏ luôn khiến phụ huynh lo lắng đặc biệt thời điểm thời tiết thay đổi thất thường dễ khiến trẻ mắc bệnh cảm cúm, các bệnh đường hô hấp hay bệnh truyền nhiễm.
Khi sử dụng thuốc để điều trị giảm triệu chứng cảm cúm cho trẻ, cha mẹ cần hiểu rõ:
- Thuốc cảm cúm không đem lại hiệu quả giúp bé khỏe nhanh hơn mà việc sử dụng thuốc cảm cúm chỉ giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn vì thuốc làm giảm các triệu chứng của bệnh.
- Nếu trẻ không cải thiện các triệu chứng cảm cúm sau một vài liều thuốc hoặc tình trạng cảm cúm của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn thì bạn nên dừng sử dụng thuốc cảm cúm để điều trị giảm triệu chứng cho trẻ và đưa trẻ tới cơ sở y tế để thăm khám.
- Trẻ sốt cao liên tục, không có dấu hiệu giảm sốt cần được nhập viện nhanh chóng.
- Thực tế, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc cảm được sử dụng cho người lớn có thành phần giống với thuốc cảm được sử dụng cho trẻ em nhưng hàm lượng cao hơn hoặc có chất cấm dùng cho trẻ. Vì vậy, khi mua thuốc điều trị cảm cúm cho trẻ cần hỏi rõ để tránh nhầm lẫn gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.
- Lựa chọn thuốc để điều trị giảm triệu chứng cho trẻ cần hiểu rõ công dụng cũng như thành phần trong thuốc để trẻ có thể sử dụng thuốc hiệu quả.
- Phụ huynh cần tuân thủ liều lượng thuốc sử dụng cho trẻ cũng như các chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ.
Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu nên rất dễ mắc bệnh cảm cúm. Không chỉ vậy, nguy cơ bệnh còn tiến triển nặng và điều trị khó khăn hơn. Vì vậy, trong quá trình chăm sóc trẻ bị cảm cúm phụ huynh cần nắm một số hướng dẫn chăm sóc trẻ dưới đây:
- Sử dụng thuốc giảm ho, hạ sốt,... theo chỉ định và hướng dẫn của nhân viên y tế.
- Giúp trẻ vệ sinh mũi, mắt, họng hàng ngày với dung dịch nước muối sinh lý.
- Theo dõi nhịp thở thân nhiệt, đặc biệt các dấu hiệu tím môi, da, tím đầu ngón tay của trẻ.
- Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ bằng cách cho trẻ ăn các thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa như: bột, sữa, cháo, nước hoa quả,...
- Thời tiết thay đổi thất thường, phụ huynh cần giữ ấm đầy đủ cho trẻ.
- Nên hạn chế tiếp xúc đặc biệt những người đang có các triệu chứng mắc bệnh cảm cúm không nên tiếp xúc và hôn trẻ.
- Cảm cúm ở trẻ nhỏ để tránh lây bệnh cho người khác phụ huynh nên đeo khẩu trang cho trẻ khi ra ngoài.
- Lựa chọn quần áo vải mềm, thấm hút mồ hôi tốt hơn cho trẻ.
- Chú ý việc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ cá nhân, bô và thau chậu, khay ăn của trẻ với xà phòng diệt khuẩn.
- Trẻ bị cảm cúm không nên kiêng tắm cho trẻ. Trẻ vẫn cần được tắm nhưng nên được tắm nhanh bằng nước ấm và thau quần áo cho trẻ nếu trẻ không bị sốt.
Ngoài ra, tiêm phòng cúm cho trẻ là biện pháp đem lại hiệu quả giúp ngăn ngừa bệnh cảm cúm ở trẻ nhỏ cũng như các đối tượng dễ mắc bệnh khác.
Các trường hợp trẻ bị cảm cúm nhẹ, cha mẹ có thể tới trực tiếp nhà thuốc để tìm một số loại thuốc cảm cúm cho trẻ mà không cần nhận chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu cảm cúm ở trẻ nhỏ tiến triển nặng hơn, tình trạng bệnh không được cải thiện sau khi sử dụng thuốc thì phụ huynh cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay:
- Trẻ sơ sinh từ 2 tháng tuổi trở xuống bị sốt cao, sốt kéo dài.
- Khi trẻ bị sốt từ 39 độ C trở lên.
- Nhìn thấy môi trẻ tái xanh.
- Dấu hiệu trẻ thở nặng nhọc, bao gồm phập phồng cánh mũi, khò khè, thở nhanh, bị co kéo lồng ngực.
- Các hiện tượng trẻ không ăn hoặc uống, có dấu hiệu mất nước như đi tiểu giảm.
- Trẻ bị cáu gắt, buồn ngủ quá mức bình thường.
- Trẻ giữ tai do bị đau tai gây khó chịu.
- Nếu trẻ bị ho kéo dài trên 3 tuần thì nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.
Mỗi cơ địa của trẻ sẽ khác nhau nên phụ huynh cần nắm rõ các thông tin về thuốc cũng như liều lượng sử dụng thuốc để cho trẻ bị cảm cúm sử dụng đúng cách đem lại hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh và phòng ngừa các tác dụng phụ có thể xảy ra.
Khi trẻ có các dấu hiệu bất thường, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị bệnh kịp thời, tránh chủ quan khiến bệnh trở nặng gây khó khăn trong quá trình điều trị dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe trẻ nhỏ.