Cúm là bệnh truyền nhiễm do virus cúm gây ra, có nhiều nhóm cúm như A, B và C. Trong đó cúm A và cúm B là những loại bổ biến nhất.
Thông thường, cúm được coi là bệnh lành tính. Tuy nhiên, có một số trường hợp cúm để lại biến chứng nặng nề và gây nguy hiểm cho người mắc bệnh đặc biệt trong đó có phụ nữ mang thai. Tìm hiểu một số điều cần biết về cảm cúm ở bà bầu.
Bà bầu bị cảm cúm có thể xuất hiện một số dấu hiệu chính như:
- Bà bầu bị ho khan.
- Có thể bị sốtm sốt từ vừa phải đến sốt cao. Dù thực tế có nhiều người bị cảm cúm nhưng không hề xuất hiện dấu hiệu bị sốt.
- Xảy ra tình trạng viêm họng ở bà bầu.
- Có cảm giác ớn lạnh.
- Đau cơ nghiêm trọng hoặc cơ thể.
- Bà bầu bị đau đầu.
- Nghẹt mũi, bị chảy nước mũi.
- Cảm cúm có thể gây ra triệu chứng mệt mỏi kéo dài đến 2 tuần ở bà bầu.
Các triệu chứng của bệnh cảm cúm thường xảy ra nhanh chóng, có thể nghiêm trọng. Trong khi đó, các triệu chứng cảm cúm có xu hướng nghiêm trọng hơn và kéo dài hơn, thường sẽ kéo dài từ 1 đến 2 tuần.
Bà bầu có thể bị cảm cúm quanh năm, tuy nhiên mùa đông là thời điểm nhạy cảm hơn vì mùa cúm xuất hiện. Nếu bà bầu bị cảm cúm hoặc xuất hiện các dấu hiệu và cho rằng mình bị cảm cúm nên nói chuyện với bác sĩ trong vòng 48 giờ đầu tiên sau khi có dấu hiệu để bác sĩ đưa ra hướng điều trị vì cảm cúm ở bà bầu có thể để lại nhiêu biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khoẻ của mẹ và thai nhi.
Những nguyên nhân khiến bà bầu bị cảm cúm là do giai đoạn đầu của thai kỳ. Khi em bé mới đang hình thành và phát triển dần trong các bộ phận của cơ thể. Lúc này, thai nhi đáp ứng kém với sự gia tăng thân nhiệt của người mẹ.
Vì có một số chủng virus cúm cũng có thể khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh, bà bầu bị sinh non hoặc thai chết lưu. Do đó, bà bầu bị cảm cúm không nên chủ quan trước tình trạng bệnh. Bà bầu bị cảm cúm cần đi khám để được bác sĩ tư vấn và kê đơn thuốc cũng như có biện pháp chăm sóc thai kỳ thích hợp.
Ngoài ra, cảm cúm ở bà bầu còn xảy ra do một số nguyên nhân khác như: Sự thay đổi thất thường của thời tiết, hệ miễn dịch, môi trường xung quanh hay tiếp xúc với người bị cảm cúm, bà bầu có thể bị ướt mưa,...
Thực tế, có rất nhiều biến chứng rõ ràng cho biết rằng phụ nữ mang thai có nguy cơ cao tiến triển các biến chứng nếu ho do bị cúm. Trong đó, những biến chứng phổ biến nhất của cảm cúm ở bà bầu xảy ra là viêm phế quản, viêm phổi.
Một vài biến chứng không phổ biến có thể xuất hiện như: Viêm tai giữa, nhiễm trùng máu gây ra sự giảm huyết áp nghiêm trọng (sốc nhiễm khuẩn), viêm màng não, viêm não, viêm nội tâm mạc,…
Nhưng nếu cảm cúm ở bà bầu có thể làm tăng nguy cơ sinh sớm hoặc bé sinh có trọng lượng thấp. Có một số biến chứng xuất có thể khiến thai chết lưu, tử vong trong tuần đầu tiên của cuộc đời.
Do đó, mẹ cần chủ động liên hệ với bác sĩ ngay khi phát hiện các dấu hiệu cảm cúm của mình tiến triển nặng hơn và không giảm triệu chứng.
Vì bệnh cảm cúm không có thuốc điều trị đặc hiệu. Vì thế chỉ có thể điều trị giảm triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Một trong những biện pháp điều trị cảm cúm như sau:
- Điều trị giảm triệu chứng bệnh cảm cúm tại nhà:
+ Nghỉ ngơi nhiều, uống nhiều nước, bổ sung chất dinh dưỡng, súc miệng bằng nước muối, tăng cường bổ sung vitamin C cho cơ thể.
+ Khi các triệu chứng nặng hơn: Giảm triệu chứng bằng cách sử dụng nước nhỏ mũi và thuốc xịt làm lỏng chất nhầy, hít thở không khí ẩm bằng máy bù ẩm, bổ sung dinh dưỡng với súp gà ấm,...
- Điều trị giảm triệu chứng tại bệnh viện:
Khi điều trị giảm triệu chứng tại nhà không đem lại hiệu quả, bà bầu bị cam cúm cần đến các cơ sở y tế để điều trị. Điều trị giảm triệu chứng cảm cúm bằng cách sử dụng thuốc và hạn chế tối đa ảnh hưởng đến thai nhi.
Có thể sử dụng một số loại thuóc như thuốc chống siêu virus, thuốc chữa ho, thuốc xịt mũi, thuốc kháng histamin,...
Lưu ý, trước khi sử dụng thuốc bà bầu cần thao khảo ý kiến của bác sĩ.
Vì mang thai, cơ thể bà bầu sẽ có hệ thống miễn dịch yếu hơn so với bình thường và điều này trở thành nguyên nhân khiến bà bầu dễ bị nhiễm virus và vi khuẩn hơn.
Trong khi đó phụ nữ mang thai lại có nhiều khả năng bị biến chứng cúm so với phụ nữ không mang thai. Đặc biệt các biến chứng về viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang và dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh.
Do đó, bà bầu cần tiêm vaccine phòng cúm để giảm nguy cơ nhiễm trùng và biến chứng cũng nhưng giúp bà bầu bảo vệ sức khoẻ khỏi mùa cúm và giúp em bé được bảo vệ tối đa 6 tháng sau khi sinh.
Bác sĩ đưa ra lời khuyên, mẹ bầu nên tiêm chủng vào tháng 10 này ngay khi mùa cúm bắt đầu. Tuy nhiên, bà bầu có thể tiêm chủng vào cuối mùa thu hoặc mùa đông để bảo vệ sức khoẻ mẹ và bé.
Vì virus cảm cúm có thể lây lan qua không khí khi có người bị bệnh ho và hắt hơi khi nói chuyện. Vì vậy ngoài việc tiêm phòng, bà bầu cần thực hiện số hoạt động khác đem lại hiệu quả giảm nguy cơ mắc bệnh cảm cúm như: Rửa tay thường xuyên, bà bầu ngủ cần ngủ đủ giấc, cần có chế độ ăn lành mạnh và luyện tập thể chất để nâng cao sức khoẻ, giảm căng thẳng,...