Thực tế, bệnh cảm cúm nguy hiểm hay không là câu hỏi được rất nhiều người mắc bệnh thắc mắc. Bệnh cảm cúm được liệt vào một trong những nhóm bệnh nguy hiểm. Để giải đáp câu trả lời này, cần tìm hiểu nguyên nhân khiến bệnh cảm cúm được liệt vào danh sách nhóm bệnh nguy hiểm:
Bệnh cảm cúm là một căn bệnh nguy hiểm khó lường, vì vậy các chủng virus cúm thường xuyên biến đổi nên việc phòng ngừa bệnh cúm rất khó khăn. Mỗi năm, các chủng virus cúm mới lại xuất hiện và vượt ra ngoài tầm kiểm soát của cơ thể.
Sự biến đổi nhanh chóng cua các chủng virus cúm khiến cho vaccine cúm mùa mất đi khả năng có thể bảo vệ cơ thể để chống lại các chủng virus đã thay đổi. Điều này gây ra nguy cơ xảy ra đại dịch cúm cực kỳ lớn.
Virus cúm lan truyền với tốc độ chóng mặt thông qua các giọt không khí. Trong khi đó, người bị bệnh hắt hơi hoặc ho ra hạt ẩm có chứa virus. Loại virus này có thể văng xa tới gần 2 mét. Vì thế, nếu vô tình hít phải những giọt nước chứa virus cúm, hoặc virus cúm vô tình rơi vào miệng, mắt, mũi của bạn cũng khiến bạn nhiễm bệnh.
Không chỉ vậy, cúm còn có thể lây nhiễm nếu chạm phải vật thể thơi chứa giọt nước xuống như bàn, đồ dùng cá nhân và tay nắm cửa sau đó đưa lên mặt. Bởi vì, virus cúm có thể sống trên bề mặt cứng tới 48 giờ.
Thông thường, người bị cúm dễ lây nhất trong 3 đến 4 ngày đầu sau khi nhiễm bệnh. Hầu hết, người trưởng thành khoẻ mạnh đều lây bệnh cho người khác bắt đầu 1 ngày trước khi các triệu chứng phát triển và tối đa từ 5 đến 7 ngày sau khi bị bệnh. Trong khi đó, trẻ em và một số người có hệ miễn dịch suy yếu có thể truyền virus trong thời gian dài hơn khoảng 7 ngày.
Triệu chứng cảm cúm thường xuất hiện 2 ngày, cũng có nhiều trường hợp xuất hiện 1 ngày đến 3 hoặc 4 ngày. Sau khi virus xâm nhập vào cơ thể, điều này đồng nghĩa với việc bạn có khả năng lây truyền bệnh cho người khác trước khi biết mình bị bệnh. Ngoài ra, cũng có một số người bị nhiễm virus cúm nhưng lại không xuất hiện triệu chứng, điều này khiến họ vô tình lây truyền virus cúm sang người khác mà không hề hay biết.
Có thể bạn cần tìm hiểu thêm về: Bệnh cảm cúm có lây không? Lây nhiễm qua đường nào?
Việc nhầm lẫn bệnh cảm cúm với cảm lạnh thông thường khiến cho người bệnh khó có thể phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Bởi vì bệnh cảm lạnh và cảm cúm đều là những bệnh đường hô hấp nhưng được gây ra bởi các virus khác nhau.
Trong khi đó, cảm lạnh là bệnh thông thường, hiếm khi để lại di chứng thì cảm cúm nặng hơn, diễn biến phức tạp hơn và có thể gây ra rất nhiều biến chứng nặng nề và nguy hiểm tới sức khoẻ của người bị bệnh.
Cảm cúm và cảm lạnh đều là những bệnh về đường hô hấp nhưng được gây ra bởi các loại virus khác nhau. Trong khi cảm lạnh là căn bệnh thông thường, hiếm khi để lại di chứng thì cảm cúm nặng hơn, diễn biến phức tạp và dễ gây biến chứng nặng nề.
Đa số triệu chứng sổ mũi, hắt hơi thông thường đều khiến mọi người nghĩ mình đang mắc bệnh cảm lạnh. Điều này chính là nguyên nhân gây ra tâm lý chủ quan khi điều trị bệnh cảm cúm.
Trong khi đó, nếu các triệu chứng của bệnh cảm cúm trở nặng, người bệnh mới phát hiện ra mình đang bị nhiễm cúm. Điều này khiến cho bệnh tình diễn tiến trầm trọng hơn vì không kịp thời chữa trị.
Mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh cảm cúm nhưng cảm cúm thường tấn công những người có hệ miễn dịch suy yếu như trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ mang thai. Điều này khiến người có hệ miễn dịch suy yếu mắc bệnh cảm cúm nếu không được chăm sóc cẩn thận có thể để lại các biến chứng nguy hiểm như: viêm đường hô hấp, viêm họng, thanh quản và viêm phế quản.
Ngoài ra, bệnh cảm cúm chưa có thuốc đặc trị. Khác với các bệnh nhiễm trùng gây ra do vi khuẩn, bệnh cảm cúm do virus hiện chưa có thuốc đặc trị hữu hiệu. Do đó, điều trị cảm cúm nặng vẫn còn là thách thức cho bác sĩ chuyên khoa.
Bệnh cảm cúm nguy hiểm vì còn để lại nhiều biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ như: nhiễm trùng tai, viêm xoang, hen suyễn nặng hơn, viêm phổi, co giật và bệnh cảm cúm có thể gây tử vong ở người bệnh.