Cảm cúm có chữa được không? Những biện pháp chữa cảm cúm an toàn, hiệu quả

Cảm cúm có chữa được không? Những biện pháp chữa cảm cúm an toàn, hiệu quả
Cảm cúm có chữa được không là câu hỏi của nhiều người mắc bệnh cảm cúm. Chữa cảm cúm bằng cách nào vừa an toàn, vừa hiệu quả?

Thực tế, người bệnh cảm cúm hoặc người chăm sóc người bị bệnh cảm cúm cần hiểu rõ bệnh cảm cúm có chữa được không? Chữa cảm cúm bằng cách nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên:

1. Cảm cúm có chữa được không?

Về bản chất, cảm cúm là một bệnh truyền nhiễm, có khả năng lây lan bệnh trên diện rộng. Không chỉ vậy, cảm cúm còn là một bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn. Bởi vì hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị cảm cúm.

Tuy nhiên, một số loại thuốc có tác dụng giúp người bệnh giảm bớt các triệu chứng khó chịu khi bị bệnh cảm cúm.

Vậy trả lời cho câu hỏi: Cảm cúm có chữa được không? Thì câu trả lời là "không". Bệnh cảm cúm chỉ có cách điều trị giảm triệu chứng bệnh chứ không có thể chữa được khỏi bệnh. Sau khi điều trị giảm triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra, bệnh cảm cúm sẽ dần tự khỏi.

Cảm cúm có chữa được không? Những biện pháp chữa cảm cúm an toàn, hiệu quả - Ảnh 2.

Cảm cúm có chữa được không? - Ảnh Internet

2. Điều trị giảm triệu chứng cảm cúm bằng cách nào?

2.1. Điều trị giảm triệu chứng bằng thuốc kháng sinh

Bệnh cảm cúm thực chất không gây nhiều biến chứng nguy hiểm, người bệnh cảm cúm hầu hết đều tự chữa tại nhà theo chỉ định của bác sĩ. Thông thường, bệnh cảm cúm thường tự khỏi sau 5 đến 7 ngày khi hệ miễn dịch của cơ thể chiến thắng bệnh.

Dù không có thuốc đặc hiệu điều trị cảm cúm nhưng một số nhóm thuốc giảm triệu chứng cảm cúm có thể sử dụng:

- Nhóm thuốc giảm sốt, đau họng, nhức đầu:

Paracetamol (Acetaminophen), đây là thuốc an toàn, đem lại hiệu quả giảm sốt và giúp giảm đau hiệu quả ở mức độ nhẹ, vừa nhẹ cho người bệnh cảm cúm mà không cần kê đơn chỉ cần áp dụng đúng liều dùng.

Liều sử dụng Paracetamol cần dựa theo cân nặng, tùy thuộc đối tượng và có khoảng cách ít nhất 4 đến 6 giờ. Lưu ý không sử dụng quá liều dùng vì có thể gây ra tác dụng phụ, làm tổn thương gan.

- Sử dụng nhóm thuốc giảm triệu chứng ngạt mũi:

Nhóm thuốc này có tác dụng điều trị triệu chứng là thuốc co mạch, được sử dụng dưới dạng thuốc nhỏ mũi như xylometazolin, Naphazolin,... Thuốc có tác dụng làm co động mạch nhỏ, tĩnh mạch hang và mao mạch, đẩy máu đi nơi khác, làm thông thoáng hốc mũi.

Điều này khiến người bệnh bị bệnh cảm cúm dễ thở hơn và giảm tình trạng nghẹt mũi kéo dài.

Cảm cúm có chữa được không? Những biện pháp chữa cảm cúm an toàn, hiệu quả - Ảnh 3.

Sử dụng thuốc cảm cúm có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn ngủ ở người bệnh - Ảnh Internet

- Nhóm thuốc giảm ho:

Nếu người bệnh cảm cúm ho ít, ho nhẹ thì không cần sử dụng thuốc giảm ho. Ho là phản ứng loại bỏ dị vật đường thở ra ngoài. Nếu người bị cảm cúm ho nhiều, ho thường xuyên gây ra tình trạng đau rát cổ họng thì nên sử dụng thuốc giảm ho.

Thuốc giảm ho có chứa hoạt chất kháng histamin giúp giảm nhanh các triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi và hắt hơi. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn ngủ, mất tập trung ở người sử dụng.

2.2. Giảm triệu chứng cảm cúm bằng các biện pháp dân gian

Người bệnh có thể chữa cảm cúm bằng các bài thuốc dân gian và có sẵn trong nhà nhưng vẫn hiệu quả nếu lo lắng lạm dụng thuốc kháng sinh giảm triệu chứng cảm cúm có thể gây hiện tượng nhờn thuốc.

- Chữa cảm cúm bằng cúc tần:

Cúc tần đem lại hiệu quả giúp hạ nhiệt và giảm đau, đây là loại dược phẩm được sử dụng để chữa cảm cúm, sốt không ra mồ hôi và cơ thể bị đau nhức.

- Hỗ trợ giảm triệu chứng cảm cúm bằng tía tô:

Tía tô có tác dụng giảm ho, giảm đau và thải độc cho người bệnh cảm cúm. Ăn tía tô với các loại rau sống, rửa sạch cũng như có tác dụng giảm ho, giảm đau và giải độc cho người bệnh cảm cúm. Tuy nhiên, tía tô không nên ăn với cá chép vì dễ bị sinh độc thành mụn nhọt.

Cảm cúm có chữa được không? Những biện pháp chữa cảm cúm an toàn, hiệu quả - Ảnh 4.

Tía tô có tác dụng giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh cảm cúm gây ra - Ảnh Internet

- Vở bưởi và lá bưởi chữa cảm cúm hiệu quả:

Vỏ bưởi bên ngoài có chứa tinh dầu có vị cay, đắng, ngọt và có tính ấm nên đem lại tác dụng trị ho, giải cảm tốt. Lá bưởi có thể được sử dụng để xông giải cảm đem lại hiệu quả trong việc giảm triệu chứng cho người bị cảm cúm.

- Uống nước gừng nóng:

Cho vài lát gừng vào ấm nước đun sôi kèm theo một chút đường phèn hoặc mật ong để uống giúp giảm nhanh các triệu chứng cảm cúm mà không cần sử dụng đến các loại thuốc kháng sinh.

- Ăn cháo hành ta:

Cháo hành ta có tác dụng sát khuẩn mạnh và đem lại hiệu quả giảm các triệu chứng cảm cúm hiệu quả.

Dù cảm cúm là bệnh không thể chữa khỏi nhưng bạn vẫn có nhiều cách đem lại hiệu quả giảm triệu chứng khó chịu bệnh cảm cúm gây ra. Người bệnh có thể lựa chọn những biện pháp giảm triệu chứng an toàn, hiệu quả và phù hợp với bản thân để sử dụng.


Tác giả: Nắng Mai