Cảm biến phát hiện nCoV trong không khí

Cảm biến phát hiện nCoV trong không khí
Cảm biến chứa các liên kết phân tử được thiết kế phù hợp với RNA của nCoV, dễ dàng phát hiện virus chỉ trong vài phút.

Nhóm nghiên cứu sử dụng công nghệ cộng hưởng plasmon bề mặt, giúp các liên kết phân tử được thiết kế phù hợp với chất liệu di truyền RNA của nCoV. Liên kết phân tử này được đặt trên cấu trúc nano vật liệu bằng vàng. Khi RNA của nCoV liên kết với nhau, cấu trúc nano bắt đầu điều chỉnh ánh sáng xung quanh chúng, từ đó virus bị phát hiện bằng cảm biến quang.

Cảm biến phát hiện nCoV trong không khí - Ảnh 1.

Mô hình 3D (A) và 2D (B) của nCoV.

Để chứng minh độ tin cậy của cảm biến đối với nCoV, nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm với virus SARS, virus có bộ gene gần tương đồng với nCoV. Kết quả cho thấy cảm biến có thể phân biệt rõ các chuỗi RNA giữa hai loại virus, cảm biến cho kết quả chỉ mất vài phút.

Nhà nghiên cứu Jing Wang, Đại học Zurich, thành viên nhóm cho biết, hiện cảm biến đang trong quá trình được cải tiến, xây dựng một hệ thống phát hiện quy mô lớn. Ngoài không khí, nhóm tập trung tìm hiểu môi trường khí dung, nơi nCoV có thể phát triển. Ngoài nCoV, cảm biến có thể dễ dàng phát hiện ra một số virus hoặc vi khuẩn khác trong không khí.

Nghiên cứu được công bố ngày 13/4 trên tạp chí khoa học ACS Nano của Hiệp hội Hóa học Mỹ.

Nguyễn Xuân (Theo Science Net)

Cảm biến phát hiện nCoV trong không khí - Ảnh 2.

Tác giả: Nguyễn Xuân