Sau điều trị ung thư thanh quản, bệnh nhân sẽ cảm thấy một số thay đổi trong đời sống tình dục. Điều này có thể khiến người bệnh và đối tác cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, đôi khi dẫn đến trầm cảm.
Trong điều trị ung thư thanh quản, phẫu thuật cắt thanh quản là một trong những hướng điều trị cơ bản và mang tính tiên quyết. Việc cắt thanh quản có thể khiến thay đổi cách nói của bệnh nhân, thay đổi giọng nói, hơi thở và ngoại hình. Điều này ảnh hưởng đến sự tự tin của bệnh nhân khi quan hệ tình dục và cũng thay đổi cả cách cảm nhận của người khác khi nhìn thấy bạn.
Ngoài ra, điều trị ung thư thường khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, người kiệt sức, suy yếu, các tác dụng phụ của hóa chất có tác dụng toàn thân như: khô da, khô miệng, rối loạn tiêu hóa...khiến cuộc sống của người bệnh bị đảo lộn. Bệnh nhân bị ung thư hầu như bị hạn chế trong một số sinh hoạt thường ngày, nhất là vấn đề tình dục. Một số bệnh ung thư ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống tình dục của người bệnh như: ung thư tuyến tiền liệt, ung thư tinh hoàn; đối với nữ giới có thể gặp như ung thư vú, ung thư âm đạo, ung thư cổ tử cung...
Đa số người bệnh mắc ung thư thường mất cảm giác hứng thú trong tình dục, đó là những trở ngại do quá trình điều trị, những thay đổi ở cơ quan sinh dục. Ví dụ như đàn ông không thể có hoặc giữ sự cương dương khi quan hệ tình dục, giảm khoai cảm...khi bị ung thư tuyến tiền liệt, ung thư dương vật. Nữ giới cảm thấy đau đớn, khô rát sau điều trị ung thư vì một số tác dụng phụ của hóa chất hoặc tia xạ.
Đối với ung thư thanh quản, cắt thanh quản thay đổi cách bạn nói, thở và ngoại hình của bạn. Những thay đổi này có thể khiến bạn cảm thấy không tự tin về tình dục. Nó cũng có thể thay đổi cách bạn cảm nhận về bản thân và cách bạn nghĩ người khác nhìn thấy bạn.
Điều trị ung thư có thể gây ra nhiều cảm xúc khác nhau cho người bệnh, những cảm xúc này ảnh hưởng trực tiếp đến cảm giác của bệnh nhân về tình dục. Đối tác của bạn cũng sẽ cảm thấy những điều tương tự, do vậy sự thân mật và tình dục sau điều trị ung thư là một vấn đề khó khăn và cần thời gian để cải thiện.
Bạn có thể xem xét việc cho bạn tình của mình biết bạn cảm giác như thế nào hoặc trao đổi với các bác sĩ chuyên khoa. Hơn nữa, sau điều trị ung thư thanh quản, bệnh nhân chắc chắn sẽ gặp khó khăn về vấn đề giao tiếp. Bạn nên biết điều này trước khi tham gia phẫu thuật và tìm cách trao đổi với bác sĩ về việc đề nghị hỗ trợ và giúp đỡ để lấy lại giọng nói hoặc hỗ trợ nói.
- Đụng chạm cơ thể hoặc giao tiếp bằng mắt khi quan hệ tình dục
Khó khăn về lời nói hoặc giao tiếp có thể ảnh hưởng đến cảm giác của cả hai bên khi quan hệ tình dục. Do vậy bệnh nhân có thể thay đổi bằng cách giao tiếp bằng mắt và đụng chạm cơ thể để thay cho việc nói.
- Hôn không lây bệnh ung thư
Một số người lo sợ bị lây ung thư từ người khác bằng cách hôn. Nhưng đây là điều không thể xảy ra, hãy hoàn toàn yên tâm vì ung thư không lây qua đường nước bọt. Do vậy bạn có thể trấn an bạn tình của mình về điều này, giúp họ tự tin và cởi bỏ những nỗi lo sợ.
Bạn hoàn toàn có thể ôm hôn vợ hoặc bạn tình của mình mà không cần lo lắng đến việc lây lan ung thư.
- Lạc quan về việc có thể điều trị khỏi hoàn toàn và quan hệ tình dục trở lại bình thường
Người bệnh cũng nên lạc quan và tự tin rằng nhiều nghiên cứu chỉ ra, sau khi khỏi bệnh, bệnh nhân ung thư sẽ có cuộc sống tình dục hoàn toàn bình thường giống như những người bình thường khác.
Việc từng mắc bệnh ung thư không hề ảnh hưởng đến cuộc sống tình dục của họ. Tuy nhiên, đối với những người đã điều trị khỏi bệnh ung thư, khoảng 20% phụ nữ và 33% nam giới không hài lòng với đời sống tình dục. Trong khi đó, đối với những người không bị ung thư, con số này lần lượt là 10% nữ giới và 20% nam giới. 10% phụ nữ đã từng mắc ung thư lo lắng về tình trạng giảm ham muốn tình dục, trong khi đó chỉ có 7% phụ nữ chưa mắc ung thư cảm thấy như vậy.
https://www.cancerresearchuk.org/about-cancer/laryngeal-cancer/living-with/your-sex-life