Mỗi lần trẻ mọc răng, mẹ bắt đầu lo lắng vì bé sốt cao kèm theo quấy khóc, đau nhức, khó chịu. Tuy những cơn số này sẽ hết khi răng sữa của trẻ nhú lên nhưng mỗi lần mọc thêm răng bé lại nóng sốt, bỏ ăn khiến bố mẹ không thể nào yên tâm.
Theo các chuyên gia về sức khỏe trẻ em, bố mẹ cần phân biệt rõ giữa sốt bệnh lý và sốt do trẻ mọc răng. Sốt bình thường là trạng thái cơ thể bị vi khuẩn hoặc virus tấn công khiến cho thân nhiệt tăng lên để có thể bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công đó.
Còn sốt mọc răng thì hoàn toàn không phải bệnh lí mà do sự chèn ép ở chân răng của bé gây viêm lợi và tạo áp lực lên hệ thận kinh. Có những trẻ sốt nhưng cũng có trẻ không sốt khi mọc răng, tùy thuộc vào thể chất của mỗi trẻ.
Mọc răng khiến trẻ sốt và quấy khóc (Ảnh: Internet)
Để có cách xử trí khi trẻ sốt mọc răng phù hợp, bố mẹ cần hiểu rõ các dấu hiệu mọc răng ở trẻ trước tiên:
- Chảy dãi là hiện tượng báo hiệu răng của bé sắp được mọc lên. Đây cũng là thời điểm hệ miễn dịch của trẻ không khỏe mạnh nên dễ bị sốt hoặc gặp các rối loạn về hô hấp, tiêu hóa.
- Trẻ quấy khóc liên tục, nóng và khó chịu trong người
Lợi bé sưng đỏ và rất dễ bị nhiễm trùng (Ảnh: Internet)
- Lợi sưng đỏ và trẻ có xu hướng cho tay vào để cạy ở vị trí răng sắp nhủ, hoặc bé sẽ cho những đồ vật trong tay vào miệng để cắn. Quá trình này sẽ kéo dài khoảng 3-5 ngày gây sút cân, mệt mỏi cho cả bé và bố mẹ. Thậm chỉ có những trẻ do nướu nứt ra để mọc răng mà bị nhiễm trùng vùng răng miệng do sự tấn công của virus.
Do đó, đây là giai đoạn cần bố mẹ hết sức chú ý theo dõi các triệu chứng cho con cũng như quan tâm đến chế độ dinh dưỡng phù hợp và đừng quên tham khảo những cách xử trí khi trẻ sốt mọc răng.
Những chiếc răng đầu tiên luôn mang lại cảm giác rất đau cho bé nên đây là lúc mẹ cần kiên nhẫn vỗ về bé và tìm những biện pháp để giảm cơn đau.
- Nhâm nhi bánh ăn dặm: Đây là cách để bé không bỏ các đồ vật khác vào miệng. Loại bánh này không có đường và chất bảo quản nên an toàn với sức khỏe răng miệng của trẻ. Bé được ăn bánh sẽ quên đi cảm giác đau đơn cũng như bánh khi kết hợp với nước bọt trong miệng trẻ sẽ mềm ra và xoa dịu cơn đau.
- Giữ vệ sinh răng miệng: Hãy nhớ vệ sinh răng miệng cẩn thận cho bé sau khi ăn, cho bé uống nước lọc và chải răng đều đặn mỗi ngày cũng là một trong những lưu ý về xử trí khi trẻ sốt mọc răng.
Tránh xa các đồ vật sắc nhọn vì bé có tể vơ vào miệng gây tổn thương nguy hiểm (Ảnh: Internet)
- Tránh xa các đồ vật sắc nhọn vì bé có tể vơ vào miệng gây tổn thương nguy hiểm.
- Để xoa dịu cơn đau lợi và sưng tấy, mẹ có thể cho con ăn vài lát chuối lạnh. Bé sẽ thấy dịu ngay cơn đau và giảm quấy khóc.
- Mẹo xử trí khi trẻ sốt mọc răng là lau người cho bé bằng nước ấm để cơ thể được tỏa nhiệt, giúp trẻ mai hạ sốt. Hãy lưu ý cho con mặc trang phụ thoải mái, rộng rãi và thấm mồ hôi để con không bị bí bách, khó chịu do nóng sốt.
Giảm sốt cho bé bằng nước ấm (Ảnh: Internet)
- Có thể dùng một lượng nhỏ thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ
- Dùng Paracetamol để hạ sốt khi bé sốt cao trên 38.5 độ. Tuy nhiên mẹ cũng đừng quên tham khảo hướng dẫn của bác sĩ trước khi dùng.
Có thể xử trí khi trẻ sốt mọc răng bằng Paracetamol (Ảnh: Internet)
- Tăng thới gian bú cho bé để đảm báo năng lượng cần thiết của bé trong ngày và bù năng lượng bị mất do nóng sốt.
Lưu ý khi trẻ sốt mọc răng: Sốt mọc răng sẽ hết sau khoảng 3-5 ngày, khi răng của bé nhú lên. Vì vậy mẹ cần cẩn trọng nhầm lẫn với bệnh lí khác của trẻ. Nếu trẻ sốt cao quá lâu, hãy đưa bé đến ngay cơ quan y tế để được xử trí kịp thời.