Bệnh tiểu đường, hay còn gọi là đái tháo đường, là căn bệnh rối loạn chuyển chất bột đường gây tăng đường huyết mãn tính và là hậu quả của sự thiếu hụt hoặc giảm insulin hoặc kết hợp cả hai.
- Khát nước thường xuyên, còn gọi là tiêu khát
- Đi tiểu nhiều hơn bình thường, đặc biệt vào ban đêm
- Các vết thương lâu lành hơn bình thường
- Sụt cân bất thường
- Cảm giác tê ngứa và đau đớn ở các đầu chi
Khi nhận thấy một trong những dấu hiệu trên, các bạn cần tiến hành kiểm tra đường huyết để biết được chính xác lượng đường hiện tại trong máu.
Tuy nhiên, bạn cần biết chính xác cách kiểm tra chỉ số tiểu đường để có kết quả đúng nhất.
Mỗi người có thể tự đo đường huyết tại nhà để kiểm tra xem mình có mắc bệnh tiểu đường hay không.
Lưu ý đầu tiên trong nội dung về cách xem chỉ số đường huyết tại nhà là chọn máy đo chất lượng và người đo cần chọn loại máy tốt, còn hạn sử dụng, bán tại các tiệm thuốc để đảm bảo số liệu cho ra là đúng.
Thời điểm đo đường huyết tốt nhất là lúc đói, sau ăn 8 tiếng hoặc sau khi thức dậy và chưa ăn uống gì cả. Người đo cần đảm bảo vệ sinh tuyệt đối ở nơi trích máu trước và sau khi thử.
Bạn không thể đo đường huyết ngay sau bữa ăn được vì sau khi nạp nhiều thực phẩm vào cơ thể, lượng đường chắc chắn tăng cao và không kịp chuyển hóa. Lúc này lượng đường huyết không ở mức bình thường nên không cho ra kết quả chính xác.
Theo hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ và bảng chỉ số đường huyết tiêu chuẩn, chỉ số đường huyết bình thường an toàn như sau:
Trước bữa ăn: 90 – 130 mg/dl Sau bữa ăn 1 – 2 giờ: nhỏ hơn 180 mg/dl Trước khi đi ngủ: 110 – 150 mg/dl
Nếu mức đường huyết của người đo cao hơn mức an toàn thì hãy đến các trung tâm y tế làm xét nghiệm đường huyết chính xác hơn và thăm khám tình trạng sức khỏe toàn diện hơn.
Để có thể chẩn đoán bệnh tiểu đường, các bác sĩ sẽ nhận định thông qua các loại xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm nồng độ đường huyết lúc đói
- Xét nghiệm dung nạp Glucose
- Xét nghiệm Hemoglobin A1C Xét nghiệm máu ngẫu nhiên (lúc không đói)
Sau khi có kết quả xét nghiệm chính xác và chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, bạn cần nghe theo lời khuyên của bác sĩ về cách điều trị và sinh hoạt, ăn uống hợp lý nhất để kiểm soát đường huyết tốt.
Chỉ số bệnh tiểu đường và những xét nghiệm cần có để chuẩn đoán bệnh
>>>> Tìm hiểu thêm về: Bảng chỉ số đường huyết
Khi bạn biết mình bị mắc bệnh tiểu đường, bạn cần xem mức độ đường huyết của bản thân là bao nhiêu và lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất cho bản thân.
Cụ thể là các phương pháp sau đây:
Điều chỉnh chế độ ăn uống cho người bệnh tiểu đường một cách khoa học: chế độ ăn phải đảm bảo đầy đủ lượng gluxit, protit và lipit cần thiết cho cơ thể. Trong đó lượng gluxit chiếm 50% lượng calo chung của khẩu phần, protit chiếm 15% và lipit chiếm 35%.
Rèn luyện sức khỏe hợp lý: tập luyện thể thao tổng cộng 30-45 phút mỗi ngày, 3-5 ngày trong tuần hoặc 150 phút/ tuần.
Trị bệnh bằng thuốc Tây: việc này phải theo chỉ định của bác sĩ, tuy nhiên thuốc Tây luôn để lại tác dụng phụ nguy hại cho người bệnh.
Trên đây là những hướng dẫn về cách xem chỉ số đường huyết mà bạn cần biết để kiểm tra lượng đường huyết trong cơ thể. Đừng để căn bệnh đem đến các biến chứng nguy hiểm mới tìm cách điều trị sẽ rất khó khăn và nguy hiểm.