Cách xác định cơn đau của bệnh nhân ung thư vú

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Ngoại Tổng hợp
Cách xác định cơn đau của bệnh nhân ung thư vú
Để có biện pháp giảm đau phù hợp thì bác sĩ cần phải xác định tình trạng cơn đau của bệnh nhân ung thư vú chính xác và chi tiết.

Theo như nhiều chuyên gia cho biết thì bệnh nhân mắc ung thư vú thường không cảm thấy thực sự đau đớn cho tới khi bệnh đã phát triển sang tới giai đoạn cuối (ung thư vú di căn). Hay nói cách khác là sự di căn xa của các tế bào ung thư vú tới các bộ phận khác của cơ thể: não, xương, phổi, hạch nách,...

1. Xác định tình trạng cơn đau

Nhìn chung, đối với mỗi bước tiến triển của bệnh bác sĩ điều trị sẽ có một hoặc một vài biện pháp giảm đau phù hợp cho bạn. Dưới đây là một số câu hỏi thường dùng để xác định tình trạng đau của bệnh nhân ung thư vú và từ đó lựa chọn phương pháp giảm đau hiệu quả và thích hợp nhát với thể trạng của người bệnh:

- Cơn đau khởi phát khi nào?

- Bệnh nhân cảm thấy đau ở đâu? Khu vực nào? (Chú ý cả tới những biểu hiệ đau nhỏ)

- Cơn đau thường kéo dài bao lâu?

- Cơn đau trở nên tồi tệ hơn khi nào?

- Điều gì làm cho cơn đau của bệnh nhân ung thư vú biến mất?

- Sử dụng thang đánh giá nỗi đau từ 0 - 10

Khi bệnh nhân giúp bác sĩ trả lời những câu hỏi này xong bạn sẽ được hỗ trợ bao gồm: chăm sóc giảm nhẹ bao gồm các biện pháp giảm đau và quản lý cơn đau (sử dụng thuốc, điều trị vật lý) hoặc hỗ trợ về mặt cảm xúc cũng như về mặt xã hội.

Mục đích của việc sử dụng biện pháp giảm đau sẽ giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn dù ở bất cứ giai đoạn nào của bệnh (chịu tác dụng phụ của biện pháp điều trị).....

2. Tìm hiểu chi tiết về các vị trí khởi phát cơn đau của bệnh nhân

Vị trí mà bệnh nhân ung thư vú cảm thấy cơn đau sẽ phụ thuộc vào mức độ phát triển của của bệnh và kích thước khối u. Dưới đây là một vài biểu hiện cụ thể:

- Xương: khi tế bào ung thư vú lây lan đến xương sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy cực kỳ khó chịu, kèm theo đó là biểu hiện đau nhức và nặng hơn có thể là gãy xương. Hầu hết phụ nữ mắc ung thư vú đều mô tả cơn đau từ xương thường xuất hiện vào ban đêm.

- Não: Cảm giác tế bào ung thư vú di căn sang não sẽ khiến bạn xuất hiện cảm giác áp lực trong đầu, cơn đau đầu có thể trở nên ngày càng tồi tệ hơn nếu như không có biện pháp giảm đau phù hợp.

- Da: với một vài bệnh nhân ung thư vú, cảm giác gai gai như kim châm ở trên da cũng có thể được tìm thấy. Bác sĩ có thể gọi đó là chứng đau cảm giác hoặc đau thần kinh.

- Bụng: một trong những vấn đề mà hầu hết bệnh nhân ung thư vú đều có thể gặp phải là vấn đề về hệ tiêu hoá do gan mở rộng. Cơn đau có thể xuất hiện liên tục hoặc gián đoạn.

- Phổi (màng phổi): tế bào ung thư vú lây lan tới lớp lót xung quanh phổi gây nên cơn đau mãn tính, bệnh nhân bị ho liên tục và cảm giác đau ở xương sườn hoặc ngực.

- Hạch bạch huyết: một khi hạch bạch huyết của bệnh nhân ung thư vú bị sưng lên sẽ có cảm giác đau khi chạm vào.

Tác giả: Kim Phụng