Rôm sảy là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ trong mùa hè do thời tiết nóng, ẩm. Nắng nóng khiến trẻ ra nhiều mồ hôi, làm giãn các mao mạch trên da khiến các chất bụi bẩn và bã nhờn làm bít tuyến mồ hôi khiến trẻ nổi rôm sảy. Thế nhưng không phải ai cũng biết cách trị rôm sảy cho bé sơ sinh an toàn mà lại hiệu quả.
Thông thường rôm sảy không phải là vấn đề quá quan trọng ở trẻ nhưng chúng khiến trẻ ngứa ngáy khó chịu. Lâu ngày có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Do vậy, các bậc phụ huynh cần phải có những biện pháp điều trị để trẻ có thể thoải mái hoạt động cũng như phát triển khỏe mạnh.
Nguyên nhân gây ra rôm sảy thường chủ yếu là do tắc nghẽn tuyến mồ hôi. Tuyến mồ hôi của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn chỉnh nên không thể thoát được ra ngoài. Tình trạng này thường gặp vào mùa nắng nóng nhưng cũng có thể là do phụ huynh chăm sóc bé không đúng cách. Ví dụ như quần áo quá chật, chất liệu vải nhiều nilon gây bí da hay vệ sinh cơ thể không sạch sẽ.
Ngoài ra, trẻ còn có thể bị rôm sảy do sốt cao gây tắc nghẽn tuyến mồ hôi hoặc do vi khuẩn trú ngụ ngoài da. Rôm sảy cũng thường gặp ở trẻ thường xuyên vận động với cường độ cao khi thời tiết nóng ẩm.
Thông thường, các nốt rôm sảy sẽ tự khỏi theo thời gian. Tuy nhiên có một số trường hợp trẻ gãi mạnh khiến vết thương nhiễm trùng và gây tổn thương da. Cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa nhi hay bác sĩ chuyên da liễu để có chỉ định điều trị thích hợp. Dưới đây là một số cách trị rôm sảy cho bé sơ sinh bằng phương pháp dân gian đơn giản mà hiệu quả mẹ có thể kết hợp.
Lá chè xanh có chức năng kháng khuẩn rất tốt, giúp sát trùng hiệu quả. Do đó mẹ có thể rửa sạch lá chè tươi rồi cho vào nồi nước đun sau đó dùng để tắm cho bé. Bên cạnh trị rôm sảy, tắm nước chè xanh còn có thể trị được một số bệnh ngoài da khác.
Mướp đắng có thể được dùng để trị rôm sảy bằng cách như sau:
- Giã hoặc xay nhuyễn trái mướp đắng. Sử dụng 2 quả mỗi lần tắm.
- Cho thêm 1 ít nước lọc vào phần mướp đắng đã xay nhuyễn, lọc lấy nước nguyên chất.
- Pha vào nước ấm tắm cho tre. Tùy vào lượng mướp đắng mà pha nước cho phù hợp.
Theo dân gian, lá kinh giới có chứa 1% tinh dầu, có mùi thơm dễ chịu, vị cay, tính ấm. TRong lá kinh giới có nhiều hoạt chất sinh học, kháng sinh tự nhiên có tác dụng chữa bệnh, sát khuẩn và làm sạch da.
Để trị rôm sảy cho bé sơ sinh, mẹ có thể rửa sạch lá kinh giới và lá đậu ván, đun thành nước tắm cho bé hàng ngày.
Lá khế có tác dụng giải độc, trong dân gian thường được dùng để chữa các loại mụn nhọt, mề đay hay ngứa do dị ứng. Để trị rôm sảy ở bé, mẹ có thể dùng 1 nắm lá khế và tách hết các phần gân xương to của lá. Sau đó rửa sạch và đun sôi cùng 1 nhúm muối nhỏ.
Nước lá khế sau khi đun sôi trong thời gian 5 phút, mẹ tắt bếp và chắt nước bỏ bã. Pha cùng nước lạnh theo tỷ lệ vừa phải rồi tắm cho trẻ nhỏ.
Tía tô cũng là một vị thuốc dân gian rất tốt khi điều trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh. Mẹ cần rửa sạch lá tía tô sau đó giã nát lấy nước cốt. Chấm nước lá tía tô lên toàn bộ vùng da bị rôm sảy và để yên khoảng 10 đến 15 phút cho khô. Sau đó tắm lại bằng nước ấm sạch. Mẹ có thể thực hiện lau cho bé bằng nước lá tía tô vài lần mỗi ngày.
Lá dâu tằm có tác dụng giải nhiệt, là một phương pháp trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh hiệu quả. Mẹ lấy lá dâu về ngâm với nước muối rồi rửa sạch. Sau đó cho lá vào túi vải lớn sau đó đun sôi với nước lạnh. Sau khi nước sôi tắt bếp rồi để 15 phút để nước nguội bớt rồi tắm cho trẻ.
Tuy rằng các phương pháp dân gian rất an toàn đối với cả những làn da nhạy cảm nhất. Nhưng mẹ vẫn cần lưu ý một số nguyên tắc sau đây khi áp dụng với trẻ:
- Với trẻ có tiền căn dị ứng nên thử trước ở một vùng da nhỏ. Sau vài giờ không thấy dị ứng hay nổi đỏ mới sử dụng.
- Cần ngâm rửa nước muối thật sạch trước khi xay, giã hay đun nấu bởi các loại lá chứa nhiều bụi bẩn, vi khuẩn, thậm chí là thuốc trừ sâu. Một số loại lá còn có lông tơ có thể gây hại cho làn da nhạy cảm của trẻ.
- Nước lá dùng để tắm không thể thay thế sữa tắm chuyên dụng vì chúng không thể hòa tan chất nhờn trên da.
- Sau khi tắm xong, phụ huynh nên tắm tráng lại bằng nước ấm cho bé để vệ sinh sạch sẽ những chất còn sót lại trên cơ thể.
- Không thêm quá nhiều muối hoặc chanh vào nước tắm vì có thể làm trẻ bị xót
- Không tắm nước lá cho trẻ khi da có dấu hiệu bị trầy xước, mưng mủ, sưng đỏ, viêm nặng.