Trẻ sơ sinh bị ọc sữa nhiều: Hướng dẫn cách trị ọc sữa ở trẻ sơ sinh hiệu quả

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa nhiều: Hướng dẫn cách trị ọc sữa ở trẻ sơ sinh hiệu quả
Ọc sữa là tình trạng thường gặp ở trẻ em do nhiều nguyên nhân. Dưới đây là các cách trị ọc sữa ở trẻ sơ sinh hiệu quả mà mẹ có thể quan tâm.

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa nhiều là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Tình trạng này có thể do nguyên nhân bệnh lý hoặc do các thói quen khi bú thường ngày gây ra. Cách trị ọc sữa ở trẻ sơ sinh thường khá đơn giản mà mẹ có thể thực hiện trừ những trường hợp do bệnh lý.

1. Trẻ sơ sinh bị ọc sữa nhiều có sao không?

Hiện tượng ọc sữa khá thường gặp và chủ yếu là do thói quen bú sữa sai cách. Chỉ cần điều chỉnh cữ bú cho bé là tình trạng này có thể thuyên giảm dần. Tuy nhiên nếu trẻ liên tục bị ọc sữa và dù cho đã thay đổi cách bú vẫn không thuyên giảm thì có thể do mắc các bệnh như:

- Hẹp phì đại môn vị. Khi mắc chứng này, trẻ thường không ọc sữa ngay sau khi bú. Sau khi ọc, trẻ sẽ bị đói và đòi bú lại ngay. Dịch ọc cũng không có màu vàng hay xanh. KHi gặp các tình trạng này, mẹ cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế ngay lập tức.

- Lồng ruột. Tình trạng thường gặp ở các bé trai bụ bẫm dưới 24 tháng tuổi. Trong đó các bé ở độ tuổi từ 3 đến 6 tháng tuổi là dễ mắc phải nhất. Các triệu chứng thường gặp bao gồm đột ngột nôn ói kèm theo khóc thét từng cơn dữ dội. Trẻ xanh tái, có thể đau bụng và đi ngoài nhày máu sau 6 giờ.

trẻ sơ sinh bị ọc sữa nhiều

Hẹp phì đại môn vị gây ọc sữa ở trẻ (Ảnh: Internet)

2. Chứng ọc sữa nhiều ở trẻ sơ sinh

Tình trạng trẻ sơ sinh bị ọc sữa nhiều là tình trạng thường xảy ra. Tuy nhiên, phụ huynh cần phân biệt rõ ràng đâu là nôn và đâu là trớ sữa ở trẻ sơ sinh.

Đối với một số trường hợp trẻ bị trớ sữa còn được dân gian gọi với tên là trẻ bị sựa. Trẻ bú nôn quá và sữa chào ra ngoài khóe miệng thì không phải nôn. Trong khi đó, tình trạng nôn là tình trạng vọt ra thành vòi. Vì vậy, đối với 2 hiện tượng này cần phân biệt đúng vì nếu trẻ sơ sinh gặp tình trạng nôn có thể còn liên quan đến một số bệnh lý nguy hiểm.

3. Khi nào trẻ sơ sinh bị ọc sữa nhiều được coi là bình thường?

Tình trạng nôn trớ ở trẻ là hiện tượng phổ biến trong những tuần đầu sau sinh. Trong khi bé vừa ăn xong vừa vặn người thì trẻ dễ bị nôn trớ sữa vón cục. Điều này còn có thể làm bé sợ và khóc nhiều hơn.

Thực tế, có nhiều nguyên nhân có thể khiến trẻ sơ sinh bị ọc sữa nhiều. Một vài nguyên nhân có thể kể đến như:

- Trẻ đi xe ô tô.

- Trẻ sơ sinh bị ọc sữa nhiều có thể liên quan đến rối loạn tiêu hóa.

- Khi trẻ khóc nhiều.

- Nếu trẻ ho kéo dài.

Đây được xem là một trong những năm đầu tiên sau khi chào đời khiến trẻ bị nôn trớ nhiều. Tuy nhiên, tình trạng nôn trớ nhiều thường tự hết sau 6 đến 24 giờ mà không cần áp dụng các biện pháp đẩy lùi nào. Chỉ cần trẻ sơ sinh vẫn khỏe mạnh và tiếp tục lên cân thì phụ huynh không cần quá lo lắng nếu trẻ sơ sinh bị ọc sữa nhiều.

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa nhiều: Hướng dẫn cách trị ọc sữa ở trẻ sơ sinh hiệu quả - Ảnh 3.

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa nhiều không quá đáng lo ngại, phụ huynh không cần quá lo lắng khi trẻ gặp phải tình trạng này - Ảnh Internet

4. Phụ huynh cần đữa trẻ tới cơ sở y tế khi nào?

Một trong những tháng đầu tiên sau sinh, hiện tượng nôn trớ còn có thể là biểu hiện của một vấn đề nào đó có liên quan đến ăn uống hoặc khi ăn quá no. Tuy nhiên nguyên nhân sau này trẻ vẫn bị trớ thì có thể do một loại virus dạ dày.

Dù hiếm nhưng nôn trớ có thể là biểu hiện của một tình trạng viêm nhiễm nào đó ở hệ hô hấp, tiết niệu hoặc tai của trẻ. Trong khi đó, khi trẻ càng lớn thì tình trạng nôn trớ càng nghiêm trọng đừng do dự cần nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện ngay lập tức khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo này:

- Trẻ sơ sinh bị ọc sữa nhiều kèm theo dấu hiệu đau bụng quằn quại.

- Trẻ bụng trướng.

- Khi trẻ xuất hiện trạng thái lơ mơ hoặc trạng thái kích thích.

- Trẻ bị co giật.

- Dấu hiệu liên tục nôn trớ ở trẻ.

- Khi trẻ có dấu hiệu cơ thể bị khử nước như miệng khô, trẻ ít nước mắt, ít đi tiểu.

- Trẻ còn xuất hiện máu hoặc mật màu xanh khi nôn trớ. Khi tình trạng này xảy ra, phụ huynh cần giữ chút dịch nôn trớ có lẫn máu hoặc mật xanh của trẻ để đưa trẻ tới khám bác sĩ.

Ngoài ra, tình trạng nôn trớ không ngừng trong tháng đầu tiên sau sinh thì nôn trớ còn có thể xảy ra do chứng hẹp môn vị. Đây là một trong những nguyên nhân hiếm gặp gây ra nôn trớ thường bắt đầu 1 vài tuần sau khi trẻ chào đời tới 4 tháng tuổi.

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa nhiều: Hướng dẫn cách trị ọc sữa ở trẻ sơ sinh hiệu quả - Ảnh 4.

Phụ huynh cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay khi xuất hiện các triệu chứng như trướng bụng khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa nhiều - Ảnh Internet

Môn vị cũng là một vòng cơ nối liền dạ dày với đoạn đầu của ruột non. Nếu cơ vòng này bị dạ dày lên sẽ ngăn cản sự di chuyển của các chất trong bộ máy tiêu hóa từ dạ dày xuống ruột. Sữa hoặc các thực phẩm khác bị ứ tắc ở đây sẽ dội lại phía thực quản và gây ra nôn ói.

Vì vậy, phụ huynh cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay khi xuất hiện các triệu chứng trên. Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên quá lo lắng hoặc căng thẳng vì mỗi trẻ sơ sinh bị ọc sữa nhiều đều xuất hiện tình trạng nôn trớ dù ít hay nhiều trong giai đoạn sau khi chào đời và thường không ảnh hưởng gì tới sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ.

5. Cách trị ọc sữa ở trẻ sơ sinh

Với những trường hợp bé bị ọc sữa không phải do bệnh lý, mẹ có thể áp dụng những phương pháp sau đây để làm thuyên giảm tình trạng này.

5.1. Chia nhỏ khẩu phần ăn của trẻ

Hệ tiêu hóa của trẻ rất non nớt và có dung tích nhỏ hơn rất nhiều so với người lớn. Do vậy, một trong những cách trị ọc sữa ở trẻ sơ sinh hiệu quả là chia nhỏ khẩu phần ăn. Thay vì cho trẻ bú quá nhiều trong 1 lần, mẹ có thể chia thành nhiều lần và giảm bớt lượng sữa mỗi lần. Cách làm này có thể giúp bé tiêu hóa nhanh và dễ dàng hơn, tránh tình trạng ọc sữa do đầy bụng, không tiêu hóa được.

5.2. Không để trẻ vừa nằm vừa bú

Trong lúc bú mẹ, trẻ rất dễ nuốt hơi vào. Nếu nằm ngay sau khi bú hoặc vừa bú vừa nằm, sẽ rất dễ xảy ra tình trạng ọc sữa.

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa nhiều: Hướng dẫn cách trị ọc sữa ở trẻ sơ sinh hiệu quả - Ảnh 5.

Bú nằm làm tăng nguy cơ gây ọc sữa ở trẻ (Ảnh: Internet)

Chính vì vậy, sau khi cho bé ăn xong mẹ không nên cho bé nằm ngay và nên tìm cách giúp bé ợ hơi để giải thoát lượng khí thừa. Cách làm này còn giúp trẻ tránh bị đầy bụng, khó tiêu.

5.3. Cho bé bú đúng tư thế

Tư thế khi cho bé bú của mẹ cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng ọc sữa. Nếu cho bé bú không đúng cách sẽ làm cho bé hút vào một lượng khí thừa đáng kể, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Ngoài ra nếu để bé nằm quá nghiêng, lượng sữa chảy ra nhiều hơn lượng sữa bé có thể nuốt mỗi lần khiến sữa trong dạ dày bị trào lên.

Để tránh tình trạng này, khi cho bé bú mẹ chỉ nên để bé bú từ từ. Nên để bé nghiêng vừa phải. Nếu bé bú bình mẹ nên giữ bình sữa nghiêng 45 độ, để sữa luôn ngập cổ bình sẽ hạn chế ọc sữa ở trẻ.

5.4. Không để trẻ ngửi mùi thuốc lá

Khói thuốc không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ mà còn làm tăng tiết acid trong dạ dày dẫn đến tình trạng ọc sữa thường xuyên. Hút thuốc lá thụ động cũng gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe của bé.

Cách trị ọc sữa ở trẻ sơ sinh hiệu quả - Ảnh 4.

Khói thuốc lá có ảnh hưởng rất lớn với sức khỏe của trẻ (Ảnh: Internet)

Mỗi năm có hơn 60% trẻ em dưới 5 tuổi bị ảnh hưởng bởi khói thuốc lá. Vì vậy mẹ nên hạn chế để bé không tiếp xúc với môi trường khói thuốc.

5.5. Để bé ngủ đúng tư thế

Ngủ đúng tư thế không chỉ giúp bé ngủ ngon hơn mà còn có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng trào ngược, ọc sữa. Tư thế đúng là để đầu của bé cao 1 góc 30 độ để giúp thực phẩm trong dạ dày không bị trào ngược trong khi bé đang ngủ.

5.6. Bổ sung canxi đúng cách

Nếu trẻ bị ọc sữa đi kèm với triệu chứng vặn mình và khó ngủ mỗi đêm thì có thể trẻ đang bị thiếu canxi. Nếu như gặp tình huống này, mẹ nên bổ sung canxi cho bé kịp thời. Tuy nhiên, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi cho trẻ bổ sung thêm canxi.

Vì nếu bổ sung canxi dư thừa hoặc không đúng cách còn có nguy cơ gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho trẻ như táo bón, đau xương, vôi hóa thận.


Tác giả: Nắng Mai