Cách trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì đơn giản và hiệu quả nhất

Cách trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì đơn giản và hiệu quả nhất
Mụn trứng cá là một tình trạng rất phổ biến ở những người đang trong độ tuổi dậy thì. Mụn trứng cá khiến cho bạn trở nên tự ti về bản thân, xấu hổ và ngại ra ngoài. Có đến 85% những người dậy thì mắc phải tình trạng này.

1. Nguyên nhân gây mụn trứng cá ở tuổi dậy thì

Khi bước vào tuổi dậy thì các hormone sinh dục là androgen có sự gia tăng. Các kích thích tố dư thừa khiến tuyến dầu hoạt động quá mức tạo ra nhiều dầu và bã nhờn. Khi có quá nhiều bã nhờn được tiết ra, các lỗ chân lông và nang lông cũng bị tắc nghẽn. Sự gia tăng dầu cũng dẫn đến sự phát triển quá mức của vi khuẩn có tên là Cuti Bacterium Acnes.

Nếu các lỗ chân lông bị tắc nghẽn, viêm và nhiễm trùng sẽ hình thành mụn - một nốt đỏ nổi lên với nhân màu trắng. Mụn đầu đen xảy ra khi lỗ chân lông bị tắc, phần đầu có màu hơi đen do quá trình oxy hoá hoặc tiếp xúc với không khí. Khi vi khuẩn phát triển trong lỗ chân lông bị tắc, mụn mủ có thể xuất hiện, mụn sẽ đỏ và viêm. U nang hình thành khi sự tắc nghẽn và viêm nhiễm sâu bên trong lỗ chân lông tạo ra những cục u lớn và gây đau ở bề mặt da.

Cách trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì - Ảnh 1.

Nguyên nhân gây ra mụn trứng cá là do hormone sinh dục androgen có sự gia tăng quá mức (Nguồn: Internet)

Sự thay đổi nội tiết tố cũng liên quan đến thuốc tránh thai, thời kỳ kinh nguyệt và mang thai có thể gây ra mụn trứng cá. Các tác nhân gây mụn bên ngoài khác có thể là do mỹ phẩm và kem bôi mặt, thuốc nhuộm tóc, tất cả có thể làm tăng tắc nghẽn lỗ chân lông.

Quần áo cọ xát với da cũng có thể khiến tình trạng mụn trở nên trầm trọng hơn, đặc biệt ở lưng và ngực. Đồ mồ hôi nhiều khi tập thể dục, khí hậu nóng ẩm hay căng thẳng cũng là nguyên nhân gây kích thích sản xuất dầu.

Đọc thêm:

 - Bị mụn cóc nên kiêng gì? Các thực phẩm người bệnh nhất định phải tránh xa 

Tạm biệt mụn thâm ở lưng bằng những nguyên liệu có sẵn trong nhà bạn

2. Dấu hiệu mụn trứng cá ở tuổi dậy thì

Mặc dù các triệu chứng của mụn trứng cá có mức độ nghiêm trọng khác nhau, nhưng bạn sẽ nhận thấy những dấu hiệu này trên các vùng cơ thể có nhiều tuyến dầu nhất (mặt, cổ, ngực, lưng, vai và cánh tay trên):

+ Lỗ chân lông bị tắc (mụn nhọt, mụn đầu đen và mụn đầu trắng)

+ Papules

+ Mụn mủ

+ U nang (có chứa mủ và dịch)

Loại tổn thương mụn ít nghiêm trọng nhất là mụn đầu đen hoặc đầu trắng. Nó cũng là loại dễ điều trị nhất. Với tình trạng mụn nhiều hơn, bạn có thể phải dùng thuốc theo toa để giảm bớt tình trạng viêm, nhiễm khuẩn, mẩn đỏ và mủ.

3. Cách trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì

Sử dụng kháng sinh và thuốc

Việc điều trị mụn trứng cá phụ thuộc vào tình trạng da của bạn và mức độ nghiêm trọng của mụn. Nếu da bạn chỉ thỉnh thoảng bị nổi mụn viêm, bạn có thể sử dụng các hợp chất có chứa các thành phần như:

+ Axit azelaic

+ Benzoyl peroxide

+ Axit glycolic

+ Axit lactic

+ Retinoids (thuốc có nguồn gốc từ vitamin A)

+ Axit salicylic

+ Các loại axit trái cây khác nhau

Benzoyl peroxide làm giảm việc tiết dầu và có tính kháng khuẩn. Nhưng hãy cẩn thận khi sử dụng nó vì nó có thể khiến da bạn bị khô và bong tróc. Bạn nên sử dụng nó trước khi đi ngủ.

Resorcinol và lưu huỳnh cũng như retinoid và thuốc kháng sinh khi bôi lên da có thể giúp giảm mụn đầu đen, mụn đầu trắng và mụn bị viêm mủ.

Khi nhiều mụn mủ và mụn nang xuất hiện trên mặt và cơ thể như lưng, bạn cần phải uống thuốc kháng sinh. Bác sĩ cũng có thể tiêm các dung dịch steroid chống viêm vào các nang để giảm kích thước của chúng.

Đối với các loại mụn trứng cá dai dẳng, thuốc kháng sinh (uống hoặc bôi ngoài da) thường được sử dụng. Một số loại thuốc kháng sinh có cả đặc tính kháng khuẩn và chống viêm. Chúng thường được kê đơn để sử dụng trong thời gian ngắn (thường là vài tháng)

Ngoài ra thì mụn viêm cũng liên quan đến nội tiết tố nên một số loại thuốc tránh thai có thể hữu ích (nhưng đây là một cách không được khuyến khích sử dụng). Không phải loại thuốc tránh thai nào cũng có thể ngăn ngừa mụn trứng cá và một số loại còn làm cho tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn.

Spironolactone (aldactone) là một loại thuốc ngăn chặn hormone, có thể được sử dụng cho những bạn đang trong tuổi dậy để trị mụn trứng cá.

Isotretinoin (Absorica, Absorica LD, Accutane, Amnesteem, Claravis, Sotret) là một loại thuốc theo toa có thể dùng bằng đường uống, có thể kiểm soát mụn trứng cá nặng như các mụn nang lớn trên mặt, cổ, thân trên và sẹo.

Clascoterone (Winlevi) là một loại kem bôi dùng 2 lần mỗi ngày có tác dụng ngăn chặn cục bộ nội tiết tố androgen và chống viêm. Nó được chấp nhận dùng cho cả nam và nữ từ độ tuổi từ 12 tuổi trở lên. Phụ nữ mang thai không nên sử dụng loại thuốc này vì nó liên quan đến dị tật bẩm sinh. Isotretinoin có thể khiến da của bạn trở nên khô hơn, mắt khô và kích ứng. Vì vậy, việc sử dụng chất này cũng nên được hạn chế.

Trong trường hợp tình trạng mụn của bạn trở nên nghiêm trọng, nhiều mụn mủ và nang, bạn cần phải đến gặp bác sĩ da liễu để có một liệu trình chữa trị tốt nhất, không nên tự ý điều trị tại nhà.

Các biện pháp khác

+ Ăn thực phẩm bổ dưỡng không chỉ giúp cơ thể của bạn khoẻ mạnh mà còn giúp làn da của bạn trở nên đẹp hơn và khỏe hơn do được cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất. Các thực phẩm bạn nên ăn như rau xanh, trái cây, nước lọc,...

+ Giảm căng thẳng, thức khuya cũng là cách hạn chế việc bùng phát mụn

+ Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời

+ Không rửa quá nhiều hoặc tẩy tế bào chết quá mạnh. Gội đầu nhẹ nhàng và không nên gội quá nhiều. Khi làm quá sạch có thể khiến da bị kích ứng, khô và mẩn đỏ. Ngoài ra nó còn kích thích các tuyến dầu sản xuất nhiều hơn, làm tăng khả năng nổi mụn.

+ Đừng bóp hay nặn mụn bằng tay. Việc nặn mụn có thể đẩy vi khuẩn vào sâu trong da và dẫn đến viêm nhiều hơn và nguy cơ để lại sẹo vĩnh viễn.

4. Cách ngăn ngừa mụn trứng cá

Điều cần thiết để có thể tránh tình trạng mụn là bạn cần hạn chế da nhờn và hãy giữ cho da luôn luôn sạch sẽ. Rửa sạch mặt 2 lần một ngày bằng nước nước ấm và xà phòng nhẹ dịu cho da.

+ Rửa sạch da: Đây là điều quan trọng nhất bạn cần làm. Nó giúp loại bỏ dầu thừa trên bề mặt da và tế bào chết có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông của bạn.

Cách trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì - Ảnh 2.

Rửa mặt sạch ngày 2 lần là biện pháp ngăn ngừa tình trạng mụn trứng cá ở tuổi dậy thì (nguồn: Internet)

+ Sau khi tập thể dục nên rửa sạch mặt. Vì mồ hôi có thể làm tắc lỗ chân lông và khiến tình trạng mụn nghiêm trọng hơn.

+ Nếu bạn sử dụng các sản phẩm dành cho da chẳng hạn như kem dưỡng da, trang điểm hãy tìm sản phẩm không gây mụn, phù hợp với loại da của bạn, không gây kích ứng và gây mụn.

+ Nếu bạn sử dụng keo xịt tóc hoặc gel tạo kiểu tóc, hãy để chúng tránh vào khuôn mặt của bạn. Nhiều sản phẩm dành cho tóc có chứa dầu và nó sẽ khiến tình trạng mụn tồi tệ hơn.

+ Khi gặp các tình trạng mụn ở những vùng như ngực, lưng, hãy tránh mặc quần áo bó sát vì chúng có thể cọ vào da bạn và gây kích ứng.

Một làn da khỏe mạnh, sáng bóng, không mụn sẽ giúp bạn tự tin hơn cả trong học tập và cuộc sống hằng ngày, đặc biệt là với tuổi vị thành niên rất nhạy cảm trong vấn đề này. Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin về vấn đề mụn trứng cá ở tuổi dậy thì và các cách trị mụn trứng cá ở độ tuổi này. 

Nguồn tham khảo: Teens and Acne  


https://suckhoehangngay.vn/cach-tri-mun-trung-ca-o-tuoi-day-thi-don-gian-va-hieu-qua-nhat-20220222055724435.htm
Tác giả: Hằng Vũ