Cách sơ cứu tại chỗ cho người bị tai biến mạch máu não, làm sai có thể khiến bệnh nhân mất mạng

Cách sơ cứu tại chỗ cho người bị tai biến mạch máu não, làm sai có thể khiến bệnh nhân mất mạng
Tai biến mạch máu não là bệnh lý rất nguy hiểm và cần được điều trị nhanh chóng. Vậy khi gặp người bị tai biến mạch máu não, bạn cần làm gì. Bài viết dưới đây sẽ trình bày về 5 bước sơ cứu tại chỗ cho người bị tai biến mạch máu não.

1. Thế nào là tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não là tình trạng bệnh lý động mạch cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho một vùng não bị tắc đột ngột do cục máu đông hoặc bị vỡ, khiến não bị thiếu oxy và tế bào não sẽ chết chỉ sau vài phút.

Cách sơ cứu tại chỗ cho người bị tai biến mạch máu não, làm sai có thể khiến bệnh nhân mất mạng - Ảnh 1.

Sơ cứu tại chỗ cho người bị tai biến mạch máu não. (Nguồn: internet).

Khi bị tai biến mạch máu não, bệnh nhân có thể bị liệt, hôn mê, thậm chí tử vong tùy theo diện tích vùng não bị ảnh hưởng và mức độ trầm trọng của tổn thương.

Các triệu chứng của tai biến mạch máu não rất đa dạng do nó phụ thuộc vào loại thương tổn, mức độ thương tổn và vị trí vùng não bị thương tổn. Những triệu chứng thường gặp gồm:

- Tê hoặc mất cảm giác ở một nửa bên thân thể

- Mù một mắt hoặc không nhìn được một bên

- Méo miệng, yếu, liệt tay chân một bên.

- Nói ngọng, nói khó hoặc không nói được

- Lú lẫn, hôn mê.

- Ngoài ra có thể có nhức đầu, nôn ói, hoặc co giật.

Khi xuất hiện một hoặc nhiều triệu chứng ở trên thì nên nghĩ ngay tới đột quỵ di người đó đang rất khỏe mạnh, hoặc khi họ đang nghỉ ngơi, đang ngủ hoặc đang làm việc bình thường. Trong một vài trường hợp, bệnh nhân chỉ xuất hiện những trieuj chứng thoáng qua và bình phục nhanh chóng trong vòng 24 giờ và không có bất kỳ di chứng naò. Đây được gọi là tai biến mạch máu não thoáng qua.

Khi gặp người bị tai biến mạch máu não, bạn cần phải đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất. Nếu bị thiếu máu, thiếu oxy hoặc bị chảy máu não thì sẽ tử vong rất nhanh chóng. Thời gian kéo dài càng lâu thì diện tích não bị chết càng lớn, không thể chữa trị và phục hồi được. 

2. 5 cách sơ cứu tại chỗ cho người bị tai biến mạch máu não

- Đỡ người bệnh để họ không bị ngã gây thêm chấn thương.

- Đặt người bệnh nằm chỗ thoáng, nghiêng qua một bên nếu họ bị nôn ói, móc hết đờm nhớt cho bệnh nhân dễ thở.

- Đưa ngay đến cơ sở ý tế gần nhất.

- Nếu bệnh viện gần nhà đủ điều kiện chữa trị thì không cần phải thuyên chuyển lên bệnh viện xa

- Không được tự ý cho bệnh nhân uống thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào.

3. Chế độ tập luyện, phục hồi sau khi bị tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não thường để lại những hậu quả nặng nề, gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh cũng như làm tăng gánh nặng xã hội. Người bị tai biến mạch máu não sau giai đoạn cấp thường xuất hiện tâm lý tự ti, mặc cảm, chán ghét bản thân. Chính vì vậy cần có một chế độ tập luyện hợp lý để sớm đưa người bệnh hòa nhập lại xã hội.

Cách sơ cứu tại chỗ cho người bị tai biến mạch máu não, làm sai có thể khiến bệnh nhân mất mạng - Ảnh 2.

Chế độ tập luyện và phục hồi là vô cùng quan trọng với người bị tai biến mạch máu não (Nguồn: internet).

Tùy vào mực độ của tai biến, bác sĩ sẽ chỉ định chế độ tập luyện và phúc hồi chức năng thích hợp. Với những bệnh nhân bị nặng thì sẽ cần sự hỗ trợ của nhân viên y tế, chuyên gia phụ hồi chức năng và gia đình như thay đổi tư thế bệnh nhân, vận động thụ động, xoa các vị trí bị tì đè để chống loét. Với các trường hợp bị nhẹ hơn thì nên để bệnh nhân được tự tập ở mức độ tối đa, người nhà chỉ nen hỗ trợ.

Các bệnh nhân tai biến mạch máu não sẽ được điều trị và tập luyện theo chương trình phục hồi chức năng toàn diện gồm vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu cũng như những giám sát chương trình tại nhà do các bác sĩ  chỉ định. Các chương trình tập luyện này được xây dựng phù hợp với tình trạng bệnh của từng bệnh nhân nhằm giúp hồi phục tối đa tổ chức não bị tổn thương, giảm đáng kể các thương tật phát sinh sau tai biến.

Tập luyện phụ hồi chứng năng càng sớm sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn. Sử dụng kỹ thuật vị thế đúng kết hợp vận động thường xuyên từ hai đến ba lần mỗi ngày. Sau đó tùy theo sự tiến triển của bệnh nhân, sẽ áp dụng thêm các kỹ thuật phục hồi chức năng cho phù hợp.

Tác giả: DNA