Cách phòng tránh viêm mũi dị ứng khi mang thai

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Cách phòng tránh viêm mũi dị ứng khi mang thai
Cách tốt nhất để phòng tránh viêm mũi dị ứng khi mang thai là tránh các chất gây dị ứng. Dưới đây là cách tránh một số dị nguyên phổ biến nhất mà các bà bầu có thể áp dụng.

Viêm mũi dị ứng khi mang thai nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra một số tổn hại sức khỏe cho mẹ bầu và có thể ảnh hưởng tới thai nhi. Điều tốt nhất mà mẹ bầu nên làm chính là phòng tránh viêm mũi dị ứng khi mang thai từ những tháng đầu.

Dưới đây là một số phương pháp phòng tránh viêm mũi dị ứng khi mang thai theo dị nguyên.

Cách phòng tránh viêm mũi dị ứng khi mang thai:

1. Mạt bụi

Mạt bụi, hay còn gọi là ve bụi là loại côn trùng siêu nhỏ thường sinh sống trong nhà. Mạt bụi là nguyên nhân gây dị ứng phổ biến nhất. Để giúp hạn chế số lượng ve bụi trong nhà để phòng tránh viêm mũi dị ứng khi mang thai thì mọi người nên:

- Mua ga bọc nệm, chăn và gối kháng khuẩn, chống dị ứng. Sử dụng gối tổng hợp và chăn acrylic thay vì chăn len hoặc gối lông vũ.

- Làm sàn gỗ hoặc nhựa cứng, hạn chế trải thảm.

- Chọn loại rèm cuốn dễ dàng làm sạch.

- Sử dụng một miếng vải ẩm để lau sạch các bề mặt đồ vật trong nhà, giúp loại bỏ hoàn toàn bụi khô để phòng tránh viêm mũi dị ứng khi mang thai.

- Thường xuyên làm sạch đệm, đồ chơi mềm, rèm cửa và đồ nội thất bọc, bằng cách giặt hoặc hút bụi. Sử dụng máy hút bụi có gắn bộ lọc không khí hạt hiệu quả cao (HEPA) - nó có thể loại bỏ nhiều bụi và mạt bụi hơn máy hút bụi thông thường.

Để phòng tránh viêm mũi dị ứng khi mang thai hiệu quả, hãy tập trung kiểm soát mạt bụi ở nơi bạn dành nhiều thời gian nhất, chẳng hạn như phòng ngủ và phòng khách.

2. Thú cưng

Bà bầu bị viêm mũi dị ứng không phải do lông thú cưng mà là do tiếp xúc với những mảnh da chết, nước bọt và nước tiểu khô của chúng. Nếu bạn không thể loại bỏ vĩnh viễn thú cưng ra khỏi nhà để phòng tránh viêm mũi dị ứng khi mang thai, thì hãy thực hiện:

- Đặt chuồng vật nuôi xa nhà, hoặc giới hạn chúng chỉ ở trong 1 phòng, 1 không gian cố định để tiện kiểm soát và dọn dẹp.

- Không cho phép vật nuôi vào trong phòng ngủ để phòng tránh viêm mũi dị ứng khi mang thai.

- Tắm cho thú cưng thường xuyên, ít nhất 1 - 2 lần/tuần.

- Thường xuyên giặt và vệ sinh vật dụng của thú cưng.

3. Phấn hoa

Các loại cây khác nhau thụ phấn vào các thời điểm khác nhau trong năm, vì vậy khi bạn bị viêm mũi dị ứng sẽ phụ thuộc vào loại phấn hoa mà bạn bị dị ứng. Để phòng tránh viêm mũi dị ứng khi mang thai, bạn cần xác định được bạn dị ứng với loại cây cỏ nào. Hầu hết mọi người bị ảnh hưởng bởi phấn hoa vào mùa xuân và mùa hè, mùa nhiều hoa nhất. Để tránh tiếp xúc với phấn hoa, bạn có thể:

- Tránh phơi quần áo và khăn trải giường gần vườn cây, vừa giúp tránh phấn hoa vừa tránh được côn trùng.

- Đóng cửa ra vào và cửa sổ vào giữa buổi sáng và đầu buổi tối, thời gian có nhiều phấn hoa nhất trong không khí.

- Tắm, gội đầu và thay quần áo sau khi ra ngoài.

- Đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc khi làm việc ngoài vườn để phòng tránh viêm mũi dị ứng khi mang thai.

- Tránh các khu vực nhiều hoa cỏ, như công viên và cánh đồng.

4. Bào tử nấm mốc

Nấm mốc có thể phát triển trên bất kỳ vật chất mục nát nào, cả trong và ngoài nhà. Nấm mốc có thể không phải là chất gây dị ứng, nhưng bào tử của chúng lại có khả năng kích thích phản ứng dị ứng.

Các bào tử được giải phóng khi nhiệt độ tăng đột ngột trong môi trường ẩm ướt. Để ngăn ngừa bào tử nấm mốc nhằm phòng tránh viêm mũi dị ứng khi mang thai, bạn nên:

- Giữ nhà khô ráo và thông gió tốt.

- Khi tắm hoặc nấu ăn, hãy mở các cửa sổ hoặc quạt thông gió để tránh không khí ẩm lan tỏa khắp nhà.

- Tránh phơi quần áo trong nhà hoặc cất quần áo trong tủ ẩm.

- Bật điều hòa, máy hút ẩm hoặc máy sấy khi trong nhà bị ẩm ướt hoặc ngưng tụ do thời tiết.

Ngoài việc tránh các tác nhân gây dị ứng, bà bầu nên ăn uống và tập luyện khoa học, giúp nâng cao hệ miễn dịch, phòng tránh viêm mũi dị ứng khi mang thai hiệu quả hơn.

Nguồn dịch: https://www.nhs.uk/conditions/allergic-rhinitis/prevention/


Tác giả: Mai Nhung