Cách phòng ngừa và điều trị bệnh bướu giáp đơn thuần do thiếu hụt iot

Cách phòng ngừa và điều trị bệnh bướu giáp đơn thuần do thiếu hụt iot
Nhìn chung, bệnh bướu giáp đơn thuần là một dạng nhẹ của bướu cổ. Nó không quá nguy hiểm và không để lại di chứng nguy hiểm cho bệnh nhân. Các đối tượng thường xuyên gặp phải căn bệnh này là nữ giới. Đặc biệt là người đang trong giai đoạn dậy thì, mang thai và mãn kinh.

1. Bệnh bướu giáp đơn thuần là gì?

Bệnh bướu giáp đơn thuần có nhiều tên gọi khác nhau như bướu cổ đơn giản, bướu giáp bình pháp. Đây là tình trạng phì đại của tuyến giáp lớn nhưng không kèm theo triệu chứng viêm, sưng hay cường giáp, suy giáp.

2. Phân loại bệnh bướu giáp đơn thuần

Bệnh bướu giáp đơn thuần được chia làm 3 thể chính, bao gồm:

Bướu cổ đơn thuần có ba thể gồm: Thể lan tỏa, thể nhiều nốt, thể một nốt (thể đơn nhân).

- Bướu giáp đơn thuần một nốt: Đây là bệnh lý lành tính. Tuy nhiên, có 5% bướu giáp 1 nột có thể phát triển thành ung thư biểu mô. Do đó, bệnh nhân không nên chủ quan, cần được sinh thiết, khám định kỳ để nắm rõ quá trình phát triển của bệnh và can thiệp kịp thời.

- Bướu giáp đơn thuần nhiều nốt: Bệnh này thường xuất hiện ở các đối tượng cao tuổi. Các triệu chứng của nó thường không rõ ràng và đa phần không nguy hiểm. Tuy nhiên bệnh nhân cần được xét nghiệm tế bào để loại trừ khả năng mắc ung thư.

3. Dấu hiệu bệnh bướu giáp đơn thuần

Bệnh bướu giáp đơn thuần mới hình thành và phát triển, về cơ bản nó không gây ra triệu chứng, không ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh. Nó chỉ được phát hiện khi bạn tình cò khám sức khỏe định kỳ và phát hiện ra khối u bướu ở cổ to hơn bình thường.

Khi bệnh phát triển nặng hơn, các dấu hiệu cũng trở nên rõ ràng và dễ nhận biết:

- Vùng cổ xuất hiện khối u lớn. Khi chạm tay vào sẽ cảm nhận rõ ranh giới và không dính vào da. Khối u này không gây đau đớn và di chuyển theo nhịp nuốt của cổ.

- Khối u phát triển lớn hơn có thể gây chèn ép ống thực quản, ống khí. Khiến bệnh nhân cảm thấy khó thở, gặp khó khăn trong việc nuốt thức ăn.

- Đối với bướu cổ đơn thuần nhiều nhân, khối u thường có kích thước 0,5cm trở lên.

- Chèn ép hệ thần kinh, ảnh hưởng đến việc phát âm, giọng nói khàn, đặc hơn.

- Chèn ép tĩnh mạch, làm mặt, cổ và lồng ngực bị sưng phù.

Nếu phát hiện những dấu hiệu này, bệnh nhân cần nhanh chóng tìm đến trung tâm y tế, bệnh viện để được kiểm tra. Tránh để bệnh phát triển nặng hơn ảnh hưởng đến việc hô hấp và khó khăn trong việc điều trị.

Đối với hầu hết bệnh nhân, triệu chứng bướu cổ đơn thuần thường là tuyến giáp bị sưng lên ở cổ. Nó có thể có kích thước từ một vết sưng nhỏ đến một cục bướu cổ lớn.

4. Nguyên nhân của bệnh bướu giáp đơn thuần

4.1. Nguyên nhân của bệnh bướu giáp đơn thuần là gì?

Bướu giáp đơn thuần là căn bệnh khá phổ biến và có thể xuất hiện ở mọi đối tượng. Do đó, việc nắm được các nguyên nhân, nguy cơ gây bệnh sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc phòng tránh và bảo vệ bản thân:

- Thiếu hụt iot: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng bướu giáp đơn thuần. Không chỉ vậy, nó còn kéo theo nhiều biến chứng nặng nề hơn như rối loạn chức năng.

- Rối loạn tổng hợp hormon giáp: Đây là bệnh lý do bẩm sinh. Tuy nhiên, tuyến giáp của những người này vẫn thực hiện chức năng bình thường nhờ hoạt động bù trừ.

- Thực phẩm có độc tố: Các loại thực phẩm họ nhà cải như củ cải, bắp cải chứa lượng Goitrin, Progoitrin lớn có nguy cơ ức chế sự kết hợp của iot vào tyrosin, ngăn cản quá trình sản sinh tiền chất T3, T4. Đây là những độc tố có khả năng gây các bệnh về bướu cổ, bướu giáp.

- Một số loại thuốc như muối lithium, kháng giáp tổng hợp, thuốc có chứa iot gây rối loạn quá trình chuyển hóa iot của cơ thể. Từ đó gây ra bệnh bướu giáp đơn thuần.

- Hormon giáp bị đào thải quá mức: Thận yếu sẽ gây nên tình trạng protein bị đào thải qua đường tiết niệu. Các protein này có khả năng chuyển hóa thành hormon giáp, do đó làm sụt giảm lượng hormon trong cơ thể và dẫn tới nguy cơ bướu giáp đơn thuần.

- Các yếu tố tăng nguy cơ: Di truyền; Thay đổi sinh lý trong đời sống phụ nữ; Thay đổi nơi ở; Rối loạn thần kinh; Bệnh nặng…

4.2. Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh bướu giáp đơn thuần cao

Từ các nguyên nhân, yếu tố tăng nguy cơ trên, có thể rút ra các đối tượng có khả năng mắc bệnh bướu giáp đơn thuần cao bao gồm:

- Người thiếu hụt Iot

- Người rối loạn tổng hợp hormon giáp, rối loạn thần kinh

- Người mắc các bệnh về thận, thận yếu, suy giảm chức năng thận…

- Người có người thân trong gia đình từng mắc bệnh bướu giáp đơn thuần

- Phụ nữ ở độ tuổi dậy thì, mang thai và mãn kinh

- Bệnh nhân mắc các bệnh tự miễn dịch

- Bệnh nhân từng điều trị bằng phương pháp xạ trị vùng đầu, cổ, ngực

Nếu bạn nằm trong nhóm đối tượng được nêu trên không cần quá lo lắng. Tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để làm xét nghiệm, kiểm tra xác định nguy cơ mắc bệnh bướu giáp đơn thuần.

5. Phương pháp điều trị bệnh bướu giáp đơn thuần

Tùy vào loại bệnh bướu giáp đơn thuần, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp:

5.1. Bệnh bướu giáp lan tỏa mới

Bác sĩ sẽ sử dụng hormon trị liệu để ức chế quá trình tiết TSH và thu nhỏ kích thước bướu giáp. Phương pháp này mang liệu hiệu quả tương đối cao với tỉ lệ 60% và kéo dài ít nhất trong 6 tháng. Bên cạnh, đó một số trường hợp cần phải kéo dài điều trị suốt đời.

Điều trị bệnh bướu giáp đơn thuần bằng thuốc nội tiết cũng kéo theo tác dụng phụ như nóng trong. Để khắc phục điều này, bệnh nhân nên giảm liều lượng và uống vào buổi sáng.

5.2. Bướu giáp lan tỏa lâu ngày, bướu giáp đa nhân

Ở trường hợp này, phương pháp sử dụng hormon trị liệu được dùng để ổn định tình trạng bệnh. Nếu bệnh nhân có các triệu chứng chèn ép thần kinh, đường ống dẫn khí cần nhanh chóng tiến hành phẫu thuật.

5.3. Bướu giáp khổng lồ lan tỏa có nhân

Bệnh nhân bướu giáp đơn thuần cần được phẫu thuật cắt bớt nhu mô giáp. Đối với bệnh nhân có u bướu giáp lành tính không cần phẫu thuật và tiếp tục điều trị bằng thuốc hormone giáp.

6. Biến chứng của bệnh bướu giáp đơn thuần

Đối với các trường hợp bệnh bướu giáp đơn thuần mới hình thành việc điều trị thường đơn giản hoặc có thể tự khỏi. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bệnh sau điều trị có thể tái phát do sự thay đổi về sinh lý, nơi ở hoặc rối loạn thần kinh.

Bệnh bướu giáp đơn thuần có thể gây nên những biến chứng như:

- Biến chứng cơ học: Chèn ép tĩnh mạch làm ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn bàng hệ ngựa trên và cổ; Chèn ép khí quản gây khó thở, thở chậm và phát ra tiếng khò khè; Chèn ép dây thần kinh ảnh hưởng đến giọng nói, khó khăn trong việc phát âm; Chèn ép thực quản làm bệnh nhân khó nhai nuốt…

- Biến chứng nhiễm khuẩn: Viêm bướu giáp khiến bệnh nhân sốt cao và đau rát.

- Biến chứng loạn dưỡng: Gây chảy máu gây nên các túi máu ở tuyến giáp hoặc bướu giáp nhân.

- Biến chứng về chức năng tuyến giáp: Xuất hiện cường giáp, bướu giáp nhiều nhân không đồng nhất độc, bướu giáp đa nhân độc.

- Biến chứng thoái hóa ác tính: Bướu giáp ung thư hóa, ung thư biệt hóa ở tuyến giáp.

7. Hướng dẫn cách phòng tránh bệnh bướu giáp đơn thuần

Bệnh bướu giáp đơn thuần do tình trạng thiếu hụt iot gây nên. Do đó, cách phòng tránh bệnh tối ưu và hiệu quả nhất là đảm bảo hàm lượng iot nạp vào cơ thể mỗi ngày. Cụ thể:

- Bổ sung Id thông qua chế độ ăn uống hàng ngày

- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm, thuốc có thành phần ức chế khả năng hấp thụ iot của cơ thể.

- Sinh hoạt điều độ, ăn ngủ đúng giờ giấc và luyện tập thể thao hàng ngày để tăng cường sức khỏe và khả năng hấp thụ, tổng hợp iot.

- Giữ cho tình thần luôn thoải mái, dễ chịu, hạn chế căng thẳng, stress

- Phụ nữ có gia đình sinh hoạt, quan hệ vợ chồng điều độ, giúp cân bằng thần kinh, sinh lý.

- Hạn chế sử dụng bia rượu, thuốc lá và các thực phẩm ảnh hưởng đến chức năng của thận làm ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp iot.

8. Chế độ dinh dưỡng của bệnh bướu giáp đơn thuần

Một trong những nguyên tắc phòng ngừa và điều trị bệnh bướu giáp đơn thuần hàng đầu chính là chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Điều này không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm các triệu chứng mà còn góp phần tăng hiệu quả cho các phương pháp điều trị bệnh.

8.1. Bệnh bướu giáp đơn thuần nên ăn gì?

Dưới đây là các loại thực phẩm tốt cho bệnh nhân bướu giáp đơn thuần:

- Các thực phẩm có hàm lượng iot cao như hải sản (tôm, cua, ngao, sò, ốc, tảo xoắn, tạo…) và các loại đậu (đậu xanh, đậu Hà Lan, đậu tây), khoai lang. Bên cạnh đó, chúng còn chứa nhiều vitamin, đạm, chất xơ giúp tăng cường hệ miễn dịch và tăng khả năng đào thải độc tố của gan, thận.

- Rau củ quả có màu vàng như cà rốt, cam quýt… hoặc các biển. Các nguồn thực phẩm cung cấp vitamin A, senevol như cải suông, rau diếp… Cách sử dụng tốt nhất là ăn trái cây tươi và rau củ luộc sơ.

- Sữa chua, các loại thực phẩm được làm từ sữa bò như pho mát cung cấp iot, canxi, các loại vitamin, protein…

8.2. Bệnh nhân bướu giáp đơn thuần không nên ăn gì?

Bên cạnh các loại rau củ quả, thực phẩm có lợi, bệnh nhân cũng nên hạn chế các nhóm làm ảnh hưởng đến khả năng tổng hợp iot. Cụ thể như:

- Các loại rau nhà cải như bắp cải, củ cải, cải bắp có các hoạt chất ức chế khả năng tổng hợp iot của cơ thể.

- Thức ăn có thành phần tinh bột, đường trắng cao.

- Thức ăn được chế biến theo hình thức chiên, xào, rán nhiều dầu mỡ.

- Các loại rau củ quả có màu trắng như bắp cải trắng, củ cải…

9. Các câu hỏi thường gặp về bệnh bướu giáp đơn thuần

9.1. Bệnh bướu giáp đơn thuần có chữa được không?

Nhìn chung, bệnh bướu giáp đơn thuần không nguy hiểm và để lại biến chứng trầm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân. Ở giai đoạn đầu, bệnh có thể được chữa hoặc tự khỏi.

Cách điều trị bệnh bướu giáp đơn thuần ở giai đoạn cuối cũng khá đơn giản, nhưng cần có thời gian. Cụ thể, đối với các trường hợp nhẹ, bệnh nhân chỉ cần sử dụng thuốc kích thích hormone giáp từ 6 tháng trở lên. Tuy nhiên, nếu bệnh nặng hơn có thể phải phẫu thuật hoặc sử dụng thuốc hormone giáp suốt đời.

9.2. Bệnh bướu giáp đơn thuần có lây không?

Để trả lời câu hỏi này, bạn cần biết được bệnh bướu giáp đơn thuần là gì, nguyên nhân và các yếu tố gây bệnh… Theo đó, khoa học đã chỉ ra rằng nguyên nhân gây bệnh chính là thiếu iot. Ngoài ra, các yếu tố sau đây cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

- Gia đình có người thân mắc bệnh bướu giáp đơn thuần

- Độ tuổi: Phụ nữ trên 60 tuổi

- Các bệnh về đường miễn dịch

Như vậy có thể dễ dàng nhận thấy trong các nguyên nhân gây bệnh bướu giáp đơn thuần không liên quan đến virus, vi khuẩn hay nấm, ký sinh trùng. Do đó có thể khẳng định bệnh lý này hoàn toàn không lây truyền từ người này sang người khác. Bởi vậy, những người mắc bệnh bướu giáp đơn thuần vẫn có thể hoạt động, làm việc bình thường mà không lo lây nhiễm.

9.3. Bệnh bướu giáp đơn thuần có di truyền không?

Di truyền là một trong các yếu tố hàng đầu tăng nguy cơ mắc bệnh bướu giáp đơn thuần. Tuy nhiên, đây không phải là nguyên nhân gây bệnh. Do đó, mọi người cần phân biệt và hiểu rõ bản chất của bướu giáp đơn thuần là gì.

Để đảm bảo, những đối tượng có người thân trong gia đình có tiền sử bướu giáp đơn thuần để xác định nguy cơ mắc bệnh. Từ đó chủ động phòng tránh và điều trị bệnh sớm.

9.4. Bướu giáp đơn thuần có nguy hiểm không?

Bệnh bướu giáp đơn thuần là tình trạng tuyến giáp phì đại. Theo đó, nguyên nhân của bệnh này là do sự thiếu hụt iot mà không phải viêm tuyến giáp, ung thư như nhiều người lo lắng.

Nhìn chung, bệnh được đánh giá là lành tính, không gây ảnh hưởng chức năng của tuyến giáp. Tuy nhiên nếu khối u tiếp tục phát triển sẽ gây chèn ép ống khi thở, làm bệnh nhân khó khăn trong việc sinh hoạt, ăn uống và thay đổi giọng nói. Thêm vào đó, nó cũng có thể gây nên nhiều biến chứng khác như khó thở, bị nghẹt, xuất huyết, nuốt vướng…

10. Các hình ảnh về bệnh bướu giáp đơn thuần

Dưới đây là các hình ảnh về dấu hiệu và biến chứng của bệnh:

photo-2


photo-3


photo-4


photo-5


photo-6


Bướu giáp đơn thuần là bệnh bướu cổ đơn giản, không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn không nên xem thường. Hãy chủ động trong việc phòng ngừa bệnh bướu giáp đơn thuần bằng cách bổ sung iot đầy đủ thông qua chế độ ăn uống, dinh dưỡng hàng ngày.

Tác giả: Lê Thọ Hưng