Cách phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ em

Cách phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ em
Hầu như em bé nào cũng bị tiêu chảy vài lần trong năm, đặc biệt trong những thời điểm thời tiết thay đổi. Vậy bố mẹ đã biết những cách phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ em sau đây để xử trí kịp thời chưa?

Bệnh tiêu chảy ở trẻ em tưởng rằng đơn giản và phổ biến nhưng lại là nguyên nhân cướp đi tính mạng của nhiều em nhỏ mỗi năm trên thế giới. Tiêu chảy xảy ra khi hệ tiêu hóa, cụ thể là đường ruột của trẻ bị tấn công bởi vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. 

Một số trường hợp đặc biệt, bệnh tiêu chảy ở trẻ em xuất phát do dị ứng thức ăn, chế độ ăn không thích hợp, cung cấp quá nhiều dinh dưỡng cần thiết so với nhu cầu. 

Vì vậy, cách phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ em là một vấn đề rất được bố mẹ quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

1. Bệnh tiêu chảy ở trẻ em nguy hiểm đến mức nào?

Tiêu chảy được phân loại thành cấp tính và mãn tính. Bệnh tiêu chảy ở trẻ em phổ biến nhất là cấp tính. Tuy rằng có thể xử lí tại nhà trong khoảng vài ngày xuất hiện triệu chứng, nhưng nếu bố mẹ mắc sai lầm có thể rất dễ khiến con bị mất nước, suy nhược, rối loạn hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, thậm chí là tử vong.

Tiêu chảy mãn tính là nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng, thậm chí là gây nhiễm trùng máu dẫn đến khó khăn trong điều trị dứt điểm, gây suy nhược cơ thể trẻ, nguy hiểm nhất là tử vong.

2. Những lưu ý quan trọng trong điều trị và phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ em.

Đầu tiên, để điều trị tiêu chảy ở trẻ em cầm đảm bảo bù đủ nước cho cơ thể trẻ. Nếu trẻ vẫn đang trong giai đoạn bú sữa, hãy cho con uống nhiều sữa hơn. 

Cung cấp cho trẻ các chất lỏng như dung dịch ORS bù nước và điện giải, nước cháo loãng, nước đun sôi để nguội, nước dừa hay nước hoa quả nguyên chất không đường.

Với trẻ đi ngoài kèm nôn, hãy tăng khẩu phần ăn cho trẻ và chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày. Nên nấu kĩ thức ăn hoặc xay nhỏ nếu cần. Việc cho trẻ ăn nhiều hơn sẽ giúp bù lại năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể của bé.

Ảnh 2.

Kẽm giúp điều trị tiêu chảy hiệu quả (Ảnh: Internet)

Bổ sung kẽm cũng rất được lưu ý trong các cách phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ em. Bố mẹ có thể bổ sung kẽm dạng viên uống hoặc các thực phẩm giàu kẽm đến 12 ngày, kể cả sau khi trẻ đã khỏi. Kẽm không chỉ hỗ trợ điều trị mà còn giảm nguy cơ tái phát tiêu chảy những lần sau.

Nếu trẻ đi ngoài ra máu, bỏ bữa, nôn trớ và quấy khóc, bố mẹ hãy đưa con đến gặp bác sĩ để có kết luận và được đưa ra cách điều trị kịp thời.

3. Một số cách phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ em

Ảnh 3.

Cách phòng bệnh tiêu chảy ở trẻ em phổ biến nhất là rửa tay với xà phòng (Ảnh: Internet)

Trong các cách phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ em, biện pháp hiệu quả nhất là phòng ngừa ngay từ đầu, từ những nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất. Bố mẹ hãy hướng dẫn cách con vệ sinh tay bằng xà phòng. 

Trong nấu ăn và sinh hoạt, hãy sử dụng nguồn nước đảm bảo vệ sinh. Bên cạnh đó, cũng cần cho con tiêm phòng đầy đủ theo chương trình tiêm chủng mở rộng.


Tác giả: Trương Thị Mỹ Duyên