Nhiệt độ giảm sâu tại các tỉnh thuộc khu vực miền Bắc trong những ngày gần đây là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn phát triển. Theo đó cũng là khoảng thời gian mọi người dễ mắc cúm, sốt và các bệnh hô hấp với những bệnh lý thường gặp bao gồm: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, giãn phế quản, hen phế quản,…
Các biện pháp phòng ngừa sự tái phát của bệnh hô hấp mạn tính bao gồm: Tạo môi trường sống sạch sẽ, hạn chế tối đa sự tiếp xúc ô nhiễm không khí; không hút thuốc lá và tránh hít khói thuốc; đảm bảo chế độ dinh dưỡng; điều trị triệt để các đợt nhiễm trùng đường hô hấp; tiêm vắc-xin phòng cúm đồng thời thực hiện các biện pháp phục hồi chức năng hô hấp như: thở bụng, thở chum mỗi,..
Theo đó, các biện pháp phòng ngừa bệnh hô hấp mạn tính tái phát khi thời tiết chuyển lạnh nên được thực hiện cụ thể như sau:
Nhiệt độ giảm sâu tại các tỉnh thuộc khu vực miền Bắc trong những ngày gần đây là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn phát triển. Theo đó cũng là khoảng thời gian mọi người dễ mắc cúm, sốt và các bệnh hô hấp với những bệnh lý thường gặp bao gồm: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, giãn phế quản, hen phế quản,…
Các biện pháp phòng ngừa sự tái phát của bệnh hô hấp mạn tính bao gồm: Tạo môi trường sống sạch sẽ, hạn chế tối đa sự tiếp xúc ô nhiễm không khí; không hút thuốc lá và tránh hít khói thuốc; đảm bảo chế độ dinh dưỡng; điều trị triệt để các đợt nhiễm trùng đường hô hấp; tiêm vắc-xin phòng cúm đồng thời thực hiện các biện pháp phục hồi chức năng hô hấp như: thở bụng, thở chum mỗi,..
Theo đó, các biện pháp phòng ngừa bệnh hô hấp mạn tính tái phát khi thời tiết chuyển lạnh nên được thực hiện cụ thể như sau:
Việc tạo không gian, môi trường sống xung quanh sạch sẽ sẽ làm giảm các nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp và làm giảm nồng độ các dị nguyên gây ra các đợt cấp hen phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính…
Trong đó, người bệnh và người nhà bệnh nhân nên chú ý tới một số tác nhân chính gây ra sự ô nhiễm không khi trong nhà như: vật nuôi, gián và độ ẩm (những nơi ẩm ướt trong nhà sẽ là vị trí thuận lợi cho nấm sinh sôi và phát triển, tạo điều kiện lý tưởng cho đường hô hấp có nguy cơ cao bị nhiễm trùng,…).
Đồng thời, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trong thành phần không khí chứa nhiều phần tử khí có thể tác động gây các cơn hen phế quản như ozone, nitrogen oxide... Do vậy, sự thay đổi thời tiết có thể kéo theo sự thay đổi của các thành phần bụi và làm gia tăng các dị nguyên đường hô hấp.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo người bệnh tránh luyện tập gắng sức khi trời lạnh hoặc trong điều kiện môi trường độ ẩm không khí cao, nhiều bụi. Cùng với đó nên ở trong nhà có môi trường ổn định khi đang có đợt cấp của bệnh phổi mạn tính.
Hút thuốc lá gây ra rất nhiều tác hại cho sức khỏe của con người, trong đó thói quen sử dụng thuốc lá làm giảm sức đề kháng của niêm mạc đường hô hấp một cách rõ rệt.
Cụ thể, các chuyên gia y tế lý giải điều này là do khi hút thuốc, các lông chuyển trên bề mặt các tế bào biểu mô phế quản bị giảm hoạt động, do đó làm giảm thải chất nhầy khỏi đường hô hấp. Bên cạnh đó, các tế bào bảo vệ khác như: các tế bào bạch cầu, đại thực bào cũng hoạt động không hiệu quả; vì thế dễ xuất hiện nhiễm trùng hô hấp.
Ngoài ra, hút thuốc thụ động cũng có những tác động tương tự.
Ngoài việc luyện tập, một chế độ dinh dưỡng cân bằng là điều thực sự cần thiết. Một bữa ăn có thể không cần phải có quá nhiều, song cần đảm bảo được đủ năng lượng và các chất cần có cho cơ thể. Tuy nhiên, nên lưu ý tránh các loại thức ăn đã từng gây dị ứng hoặc có thành phần sulfite thường thấy trong các chất bảo quản thực phẩm như khoai tây, tôm, hoa quả khô, bia, rượu đã qua chế biến vì thường gây các cơn hen.
Để tránh sự lây lan của vi khuẩn xuống đường hô hấp dưới, người bệnh cần điều trị triệt để các ổ nhiễm khuẩn mạn tính ở vùng tai, mũi, họng, răng, lợi, miệng. Chế độ điều trị bệnh cần được tuân thủ đúng để hạn chế tối đa sự tái phát của bệnh hô hấp mạn tính. Những bệnh nhân nằm lâu cần thay đổi tư thế thường xuyên kết hợp vỗ rung lồng ngực.
Tiêm vắc-xin ngừa cúm được các chuyên gia khuyến cáo là việc nên thực hiện hàng năm (duy chỉ có tiêm vắc-xin phế cầu là 5 năm 1 lần), vaccin phòng vi khuẩn haemophilus cho tất cả những người có bệnh phổi mạn tính làm giảm đáng kể tần suất các đợt nhiễm trùng hô hấp.
Tuy nhiên, việc chích ngừa cúm hiện vẫn được mọi người thực hiện đầy đủ và đều đặn. Do đó, các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo những người mắc bệnh hô hấp mạn tính nên tuân thủ tiêm vắc-xin phòng cúm, không được chủ quan.