Bệnh tiểu đường thai kỳ có tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển toàn diện của thai nhi. Do đó trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần tìm hiểu cách phòng chống tiểu đường thai kỳ để bào vệ sức khỏe của bản thân và mang lại điều tuyệt vời nhất cho con.
Bên cạnh việc thăm khám, kiểm tra đường huyết theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, bà bầu có thể tham khảo 6 cách phòng chống tiểu đường thai kỳ ngay sau đây.
Thông thường, vào tuần thứ 24 và 28 của thai kỳ, bà bầu sẽ phải tiến hành kiểm tra đường huyết định kỳ. Nếu kết quả kiểm tra cho thấy mẹ bầu đã mắc bệnh thì các bác sĩ sẽ đưa ra những biện pháp điều trị thích hợp nhất cho từng đối tượng bà bầu.
Tuy nhiên, qua 2 giai đoạn kiểm tra này, bà bầu vẫn cần phải thường xuyên theo dõi đường huyết của mình để phòng tránh bệnh.
Bà bầu cần thường xuyên theo dõi đường huyết trong máu (ảnh Internet).
Trong suốt thai kỳ, chế độ ăn uống chiếm vai trò quan trọng nhất, giúp tăng cường sức khỏe cho bà bầu và hỗ trợ phát triển toàn diện cho thai nhi. Để duy trì đường huyết ở mức cân bằng, phòng chống tiểu đường thai kỳ, bà bầu nên bổ sung các loại vitamin cần thiết từ rau xanh và trái cây.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học là cách giúp bà bầu phòng tránh bệnh tiểu đường thai kỳ (ảnh Internet).
Ngoài ra, bà bầu nên hạn chế dử dụng thực phẩm chứa quá nhiều đường và tinh bột bởi đây là thực phẩm dễ khiến bà bầu tăng cân nhanh chóng và dễ làm tăng lượng đường trong máu lên quá mức cho phép.
Bên cạnh đó, bà bầu không nên sử dụng rượu, bia, cà phê, nước có gas... hay bất kỳ một thực phẩm có chứa chất kích thích nào khác vì chúng có khả năng cao gây ra các dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ.
Theo lời khuyên của các y bác sĩ, bà bầu cần đảm bảo uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày. Uống đủ nước giúp đẩy nhanh quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng, phòng ngừa táo bón thai kỳ và hạn chế tình trạng thiếu nước ối cho bà bầu.
Việc tăng quá nhiều cân, tăng cân quá nhanh là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường thai kì và bệnh béo phì sau sinh. Do đó, bà bầu cần phải chú ý kiểm soát cân nặng trong suốt thai kì.
Nói như vậy không có nghĩa là bà bầu phải giảm cân, việc giảm cân đột ngột không những gây ra nhiều tác động không tốt đối với sức khỏe của mẹ bầu mà còn làm thiếu hụt trầm trọng dinh dưỡng để nuôi thai nhi.
Cách tốt nhất để các mẹ có thể kiểm soát cân nặng là chú ý đến chế độ ăn uống và luyện tập hàng ngày. Hãy đảm bảo rằng mẹ vừa kiểm soát tốt được cân nặng của mình đồng thời đáp ứng được đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của thai nhi.
Một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, trong suốt thai kỳ, nếu bà bầu thường xuyên đi lại và vận động nhẹ nhàng sẽ giúp giảm 1/2 nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Bởi vậy, trước và trong thai kỳ, bà bầu cần luyện tập thể dục và vận động nhẹ nhàng để kiểm soát và là cách phòng chống tiểu đường tốt nhất.
Tuy nhiên, bà bầu không nên vận động quá sức, hãy tập luyện và đi bộ nhẹ nhàng trong vòng 30 phút. Tập yoga mỗi ngày là một gợi ý hoàn hảo dành cho bà bầu, bởi đây là bài tập nhẹ nhàng, giúp xương chắc khỏe và dẻo dai hơn.
Bà bầu nên tập yoga mỗi ngày (ảnh Internet).
Bà bầu cần có một chế độ nghỉ ngơi phù hợp, không được thức quá khuy hay dậy quá sớm bởi đây là một trong những nguyên nhân khiến đường huyết trong máu tăng cao, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bà bầu. Bà bầu nên ngủ đủ giấc và ngủ đúng tư thế để hạn chế tình trạng đau nhức khi mang thai.
Ngoài ra, ngủ đúng giờ sẽ khiến máu lưu thông dễ hơn, giúp mẹ bầu tránh được những căng thẳng, mệt mỏi và hạn chế tình trạng sụt cân.
Tâm lý thoải mái là điều cần thiết trong suốt thai kỳ. Theo các bác sĩ, nếu bà bầu có tâm lý thoải mái, vui vẻ trong quá trình mang thai sẽ khiến thai nhi thông minh, đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.
Bà bầu cần giữ cho tinh thần luôn vui vẻ và thoải mái (ảnh Internet).
Ngoài ra, trong suốt thai kỳ, nếu bà bầu có tâm lý vui vẻ, lạc quan, yêu đời sẽ giúp hạn chế tình trạng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ và trầm cảm sau sinh.