Cách phòng bệnh máu khó đông rất đơn giản

Cách phòng bệnh máu khó đông rất đơn giản
Tập thể dục nhẹ nhàng, vệ sinh răng miệng cẩn thận, thận trọng khi uống thuốc... là những cách phòng bệnh máu khó đông rất đơn giản bạn cần biết để chăm sóc bản thân và những người mắc bệnh khác trong gia đình.

Đặc điểm của bệnh máu khó đông (Hemophilia) là chảy máu lâu cầm được hoặc sau khi bị chấn thương ở bất kỳ vị trí nào ở trên cơ thể đặc biệt nhất là ở các khớp. Nếu không được điều trị đầy đủ thì chảy máu tái phát nhiều lần sẽ gây đau đớn, cứng khớp và teo cơ, khó di chuyển, sẽ trở thành người tàn tật và còn có thể dẫn đến tử vong sớm.

Dưới đây là các biện pháp phòng bệnh máu khó đông không bị nặng lên bạn cần ghi nhớ. 

1. Nên tập thể dục nhẹ nhàng

Nhiều người nghĩ rằng khi hemophilia thì không nên tập thể dục tuy nhiên đây là quan điểm sai lầm. Tập thể dục rất quan trọng đối với bệnh nhân bị hemophilia vì các vận động sẽ giúp cho các cơ chắc chắn hơn, khỏe mạnh hơn để bảo vệ các khớp, giảm thiểu chảy máu trong khớp, đó là cạc phòng bệnh máu khó đông cực kì khoa học.

Cách phòng bệnh máu khó đông rất đơn giản - Ảnh 1.

Phòng bệnh máu khó đông bằng cách tập thể dục đều đặn. (Nguồn ảnh: Chuyện vợ chồng)

Người bệnh hemophilia không nên tập những môn thể dục có cường độ cao như bóng đá và đấm bốc. Bởi những môn thể thao này có thể khiến bạn gặp chấn thương và gây chảy máu bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. Lưu ý, khi tập luyện thể dục thể thao nên có những miếng đệm lót ở những vị trí dễ xảy ra trầy xước như khuỷu tay, đầu gối. 

2. Nên thận trọng khi uống thuốc 

Những người bị hemophilia cần thận trọng khi sử dụng các loại thuốc. Một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc chống đông máu... có thể ảnh hưởng đến sự đông máu và cầm máu của người bệnh. Tốt nhất là mỗi khi sử dụng thuốc gì, bạn nên hỏi ý kiến của bác sỹ.

3. Vệ sinh răng miệng cẩn thận

Những người bị chứng hemophilia cần cẩn trọng khi vệ sinh răng miệng vì đó là cơ quan rất dễ chảy máu. Để tránh chảy máu chân răng bạn cần tránh ăn các thức ăn cứng, nên tách xương, vỏ, càng, vảy trước khi cho bệnh nhân ăn cua, tôm, cá. Nếu người bệnh hemophilia phải nhổ răng thì nên đến bác sỹ nha khoa và thông báo cho bác sỹ biết tình trạng bệnh để có hướng xử trí thích hợp. Vệ sinh răng miệng cũng là một cách phòng bệnh máu khó đông hiệu quả. 

4. Mang theo các loại thuốc khi đi du lịch

Điều quan trọng trong cách phòng tránh đối với người mắc bệnh hemophilia là luôn mang theo các loại thuốc hỗ trợ đông máu khi đi chơi xa hoặc đi du lịch. Nên có số điện thoại, địa chỉ liên hệ với bác sỹ địa phương để được hướng dẫn cách kiểm soát bệnh trong trường hợp bạn bị chẩn thương chảy máu.

Cách phòng bệnh máu khó đông rất đơn giản - Ảnh 2.

Luôn mang theo các loại thuốc hỗ trợ đông máu khi đi chơi xa hoặc đi du lịch (Nguồn ảnh: AproTravel)

5. Đến bệnh viện ngay khi vết thương không thể cầm máu

Việc chăm sóc y tế càng sớm càng tốt rất quan trọng với bệnh nhân bị hemophilia. Thậm chí đó chỉ là một vết thương nhỏ thì họ cũng cần phải được kiểm tra ngay lập tức để tránh tình trạng chảy máu không ngừng gây mất máu. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh hemophilia có thể tử vong do mất máu đến chết.

6. Chế độ ăn hằng ngày

Bên cạnh cách phòng ngừa bệnh máu khó đông kể trên, trong chế độ ăn uống hằng ngày cũng phải hết sức chú ý. Nên ăn những thực phẩm chứa nhiều vitamin K có trong:

- Rau quả: Cải xanh, bông cải, rau muống, cải bắp đỏ, dưa cải, bắp cải trắng, rau diếp, cải bó xôi, húng quế, cần tây, dưa leo. Bạn cũng nên dùng thêm đậu nành, dầu hướng dương, mầm lúa mì. Các loại trái cây giàu vitamin K là chuối già, dưa hấu, nho...

- Đạm động vật.

- Gan heo, gan gà, gan bò, thịt gà, bò, cừu, trứng...

Cách phòng bệnh máu khó đông rất đơn giản - Ảnh 3.

Bông cải xanh có tác dụng tăng sự đông máu (Nguồn ảnh: kênh 14)

Bệnh máu khó đông là một rối loạn kéo dài suốt cuộc đời và phải phụ thuộc vào yếu tố đông máu thay thế. Tuy nhiên, với phương pháp điều trị hiện đại, bệnh nhân Hemophilia có khả năng hy vọng vào một cuộc sống tương đối bình thường như những người khỏe mạnh. Hiện nay, đa số các bệnh viện lớn trên cả nước chưa có khoa riêng để điều trị căn bệnh này, do vậy khi có các biểu hiện chảy máu như trên, người bệnh cần đến Trung tâm Hemophilia (Viện Huyết học – Truyền máu TƯ) để được tư vấn, chẩn đoán, phát hiện chính xác bệnh nhằm đưa ra các phác đồ điều trị kịp thời.

Cách phòng bệnh máu khó đông có ý nghĩa rất quan trọng đối với sức khỏe của mỗi người, vì thế các bạn phải chú ý nhé.

Tác giả: Lan Dương