Các bệnh giun sán ở trẻ em nói riêng, ở người nói chung hiện nay đều lây nhiễm thông qua con đường: người bị nhiễm bệnh thải phân ra ngoài đất kèm theo giun sán, thực phẩm bị nhiễm giun sán trực tiếp hoặc con người tiếp xúc với trứng giun và không rửa tay sạch sẽ, thông qua đường ăn uống xâm nhập vào trong ruột, tại thành ruột, giun sán trưởng thành và đẻ ra hàng ngàn trứng giun mỗi ngày, trứng giun lại theo đường phân ra bên ngoài môi trường và tiếp tục vòng tròn lây nhiễm của nó.
Bên cạnh con đường đó, bệnh giun sán ở trẻ em còn có thể lây nhiễm qua:
Các loại giun này lây nhiễm qua đường tiêu hóa. Khi trẻ ăn phải thức ăn bẩn hoặc kém vệ sinh có chứa trứng giun như: rau sống, rau không được nấu chín; nguồn nước nhiễm trứng giun hoặc trẻ em nghịch đất cát có nhiễm trứng giun, không rửa sạch tay mà đưa vào miệng.
Xem thêm: Cách phòng tránh bệnh ký sinh trùng trên rau sống
Ảnh: Internet
Trứng giun móc sẽ nở ra ở trong đất và thành ấu trùng, thông qua da (chân, tay,..) giun móc chui vào cơ thể. Những người thường mắc bệnh giun móc là do không đi dép ở những nơi ô nhiễm, bẩn thỉu. Bệnh giun sán ở trẻ em cũng lây nhiễm do thói quen đi chân đất này.
Bệnh giun sán ở trẻ em không phải là bệnh lây trực tiếp từ người sang người hoặc lây nhiễm từ phân tươi vào người vì phải 3 tuần sau khi được thải ra ngoài, trứng giun mới nở thành ấu trùng và ấu trùng này mới có khả năng gây nhiễm bệnh. Nếu giun trưởng thành khi ở trong vật chủ không sinh sản được thì người bệnh chỉ bị tái nhiễm khi tiếp xúc với ký sinh trùng ở ngoài môi trường.
Dù gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng nhưng có thể đẩy lùi bệnh giun sán ở trẻ em bằng những cách đơn giản, quen thuộc hàng ngày.
Môi trường đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc ngừa bệnh giun sán ở trẻ em bởi đây là nơi các ấu trùng giun trú ẩn và tìm cách xâm nhập cơ thể người.
Để bảo vệ trẻ, chúng ta nên giữ gìn vệ sinh nhà ở và không gian xung quanh, không phóng uế bừa bãi, nơi xử lý phân phải cách xa nguồn nước. Tuyệt đối không sử dụng phân tươi chưa ủ kỹ trong nuôi trồng thực phẩm, không để ruồi nhặng đậu vào đồ ăn,...
Ảnh: Internet
Cha mẹ nên chủ động cắt móng tay cho bé, sau mỗi lần đi đại tiện nên rửa sạch hậu môn bằng xà phòng, tuyệt đối không để con đi vệ sinh bừa bãi, đánh cho hậu môn tiếp xúc với đất. Hạn chế việc trẻ bò lê la, nghịch ngợm đất cát bẩn, đi chân đất, cho tay bẩn hoặc đồ chơi bẩn lên miệng.
Ảnh: Internet
Tuyệt đối đảm bảo vệ sinh ăn uống, không ăn đồ ăn chưa được nấu chín kỹ, chỉ sử dụng nguồn nước sạch, đảm bảo để sinh hoạt và ăn uống. Ngoài ra, cha mẹ nên tập cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Bản thân người lớn cũng ghi nhớ điều này, nhất là trước khi chuẩn bị đồ ăn cho con và cho con ăn các bữa.
Cha mẹ nên cho con tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu trong nhà phát hiện một người mắc giun kim thì nên tấy giun cho tất cả các thành viên. Đối với trẻ dưới 2 tuổi suy dinh dưỡng chậm lớn do nhiễm giun cha mẹ nên gặp bác sĩ để được tư vấn loại thuốc phù hợp.
Theo Tuổi trẻ