Cách phân biệt cảm cúm và viêm mũi dị ứng

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Cách phân biệt cảm cúm và viêm mũi dị ứng
Để phân biệt cảm cúm và viêm mũi dị ứng, cần dựa vào nguyên nhân và triệu chứng của từng loại bệnh. Trong khi cảm cúm có thể tự khỏi trong 1-2 tuần thì viêm mũi dị ứng lại có thể kéo dài từ vài tháng tới 1 năm.

1. Triệu chứng cảm cúm

Triệu chứng cảm cúm dễ gây nhầm lẫn với nhiều loại bệnh khác như cảm lạnh, viêm đường hô hấp,... là sốt kèm theo đau họng, đau đầu, mệt mỏi. 

Tuy nhiên, người bệnh bị cảm cúm thường sốt cao (trên 38 độ) kèm theo cảm giác đau nhức xương khớp và các cơ, cơ thể khó chịu. Đây là cơ sở để phân biệt cảm cúm với viêm mũi dị ứng hoặc cảm lạnh.

Cách phân biệt cảm cúm và viêm mũi dị ứng - Ảnh 1.

Sốt cao kèm theo đau nhức khắp cơ thể là dấu hiệu phân biệt cảm cúm và viêm mũi dị ứng (Ảnh: Internet)

Sốt, ớn lạnh: Ngoài ra cơn sốt do virus cảm cúm gây ra thường kèm theo cảm giác ớn lạnh ở sống lưng hoặc dọc cơ thể. Triệu chứng này ít gặp ở các loại bệnh khác, có thể dựa vào dấu hiệu này để nhận biết bệnh.

Hơn nữa, cảm cúm không chỉ làm tổn thương các cơ quan hô hấp trên mà có thể tấn công phế quản, phổi của người bệnh. Bệnh cảm cúm có khả năng gây ra viêm phế quản, viêm phổi cùng nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

2. Triệu chứng viêm mũi dị ứng

- Hắt hơi: đây là triệu chứng viêm mũi dị ứng điển hình. Hắt hơi có thể xảy ra liên tục và nhiều lần trong ngày, xuất hiện đột ngột và kéo dài nhiều phút tạo thành cơn.

- Ngứa mũi: Cảm giác ngứa mũi thường xuất hiện sớm, đôi khi kèm theo cả ngứa tai, họng hoặc da vùng cổ. Đây là dấu hiệu tiêu biểu để phân biệt cảm cúm và viêm mũi dị ứng.

- Chảy nước mũi: Chảy nước mũi thường đi kèm với hắt hơi hoặc sau hắt hơi. Nước mũi của người bị viêm mũi dị ứng thường trong suốt, không có mùi và chảy nước mũi xuất hiện ở cả hai bên.

- Ngạt mũi, tắc ngạt mũi: Sự phù nề của niêm mạc và chảy nước mũi liên tục có thể gây ra tình trạng ngạt mũi, tắc mũi hoàn toàn ở cả hai bên. Lúc này, người bệnh thường phải thở bằng miệng hoặc sử dụng thuốc làm giảm tình trạng này.

Cách phân biệt cảm cúm và viêm mũi dị ứng - Ảnh 3.

Viêm mũi dị ứng cũng có thể gây ra đau vùng mũi, vùng xoang mặt,... (Ảnh: Internet)

- Đau: Viêm mũi dị ứng cũng có thể gây ra tình trạng đau đầu, mệt mỏi cho bệnh nhân. Đau nhức vùng mũi, vùng xoang mặt, rối loạn vận mạch vùng mặt là dấu hiệu để phân biệt cảm cúm và viêm mũi dị ứng.

Trong cơn viêm mũi dị ứng có thể kèm theo dị ứng cả vùng mặt, ổ mặt nên màng tiếp hợp bị đỏ, chảy nhiều nước mắt, ngứa mắt đi kèm với ngứa mũi và hắt hơi. Ngoài ra, người bệnh cũng cảm thấy uể oải, giảm khả năng tư duy và vận động chân tay

3. Phân biệt cảm cúm và viêm mũi dị ứng

Bên cạnh việc dựa vào các triệu chứng, có thể phân biệt cảm cúm và viêm mũi dị ứng thông qua thời gian mắt bệnh. Cảm cúm thường xảy ra và tự khỏi sau 3-14 ngày. Trong khi đó, viêm mũi dị ứng lại xảy ra theo mùa và có thể kéo dài từ vài ngày tới vài tháng.

Theo đó, các triệu chứng của viêm mũi dị ứng cũng tồn tại dai dẳng và gây ra nhiều bất tiện hơn cho bệnh nhân. Việc điều trị viêm mũi dị ứng cũng có thể kéo dài tới 1 năm đối với trường hợp bệnh nặng.

Ngoài ra, để phân biệt cảm cúm và viêm mũi dị ứng khi hai bệnh này có triệu chứng tương đối giống nhau, có thể dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu tiếp xúc trực tiếp với người bị cảm cúm trong thời gian gần đây, có khả năng bạn đã bị lây nhiễm cảm cúm. Viêm mũi dị ứng thông thường không lây qua đường hô hấp.

Việc phân biệt cảm cúm và viêm mũi dị ứng là cần thiết để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa khi hai loại bệnh này có thể xuất hiện cùng lúc.


Tác giả: Thảo Ngân