Cách phân biệt các vết đốt của côn trùng cắn

Cách phân biệt các vết đốt của côn trùng cắn
Hầu hết các vết cắn và đốt của côn trùng không gây ra điều gì khác ngoài sự khó chịu, nhưng một số vết cắn có thể nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt nếu bạn bị dị ứng nghiêm trọng với nọc độc của động vật.

Vào mùa hè, các loại côn trùng hoạt động mạnh. Thêm vào đó, mọi người thường có xu hướng vui chơi ở ngoài nhiều hơn. Điều này có thể tạo điều kiện cho các loại côn trùng tấn công và gây khó chịu cho chúng ta.

Các vết côn trùng đốt rất đa dạng nên khó phân biệt, một số loại có thể gây nguy hiểm nên việc xác định đúng loại côn trùng cắn là điều cần thiết.

Dưới đây là những dấu hiệu đặc trưng của các vết đốt do 9 loại côn trùng phổ biến trong mùa hè

1. Vết kiến cắn

Vết cắn và đốt của kiến thường gây đau nhói và gây nổi mẩn đỏ trên da. Một số loại kiến, chẳng hạn như kiến lửa, có nọc độc và vết cắn của chúng có thể gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng.

Khi bị kiến lửa cắn, bạn sẽ thấy xuất hiện một vài triệu chứng trên da như:

- Mẩn đỏ, đau và ngứa, vùng da bị tổn thương sưng tấy nhìn như tổ ong

- Xuất hiện mụn mủ hoặc mụn có chứa dịch màu trắng

Nếu bị kiến lửa cắn, bạn hãy rửa sạch vùng da bị cắn bằng xà phòng và nước, để giảm nhẹ triệu chứng bạn có thể chườm lạnh. Đặc biệt không được gãi, vì điều này có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng.

Lưu Ý, nếu bạn bị dị ứng với vết cắn của kiến, cơ thể sẽ có dấu hiệu khó thở hoặc sưng mặt và môi. Lúc này bạn nên đến bệnh viện ngay để được cấp cứu và xử lý kịp thời.

Cách phân biệt các vết đốt của côn trùng - Ảnh 1.

Khi bị kiến cắn bạn cảm thấy vùng da nổi mẩn đỏ, đau và ngứa (Ảnh: Everydayhealth)

Đọc thêm:

Cách xử lý khi bị côn trùng cắn, đốt vào mùa hè

Ngộ độc do ăn côn trùng: bé trai 3 tuổi bị sốc phản vệ nguy kịch do ăn dế chiên giòn

2. Rệp cắn

Rệp là loại côn trùng thường ẩn nấp trong ghế, rèm cửa và tất nhiên là cả giường. Rệp thoát ra khỏi nơi ẩn náu và kiếm ăn sau 5 đến 10 ngày. Tuy nhiên, chúng cũng có thể tồn tại mà không có thức ăn trong hơn một năm.

Theo CDC, rệp không mang mầm bệnh nhưng các vết cắn từ chúng có thể bị nhiễm trùng nếu như chúng ta không sơ cứu và chăm sóc vết thương tốt.

Khi bị rệp cắn, bạn sẽ không cảm thấy đau nhưng sẽ ngứa, nhiều vết đỏ tập trung lại và tạo thành một đường. Vết cắn của rệp có thể xảy ra ở bất cứ đâu trên cơ thể nhưng thường xuất hiện ở những vùng không được che chắn, chẳng hạn như cổ, mặt, cánh tay và bàn tay của bạn.

Một số người có thể phản ứng dị ứng với vết cắn từ rệp, điều này có thể dẫn đến nổi mẩn đỏ trên da hoặc nổi mẩn ngứa và viêm da trong vài ngày. Bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ hướng dẫn cách xử lý.

Khi bị rệp cắn, bạn sẽ khó phát hiện khi chưa xuất hiện triệu chứng. Do vậy, điều quan trọng nhất khi thấy xuất hiện các vết đốt do rệp là bạn không nên gãi chúng, vệ sinh vùng da tổn thương sạch sẽ.

Cách phân biệt các vết đốt của côn trùng - Ảnh 2.

Rệp cắn sẽ xuất hiện nhiều vết đỏ tập trung lại và tạo thành một đường (Ảnh: Everydayhealth)

3. Ong đốt

Ong đốt gây ra cơn đau nhói trong vài phút, sau đó giảm dần thành cảm giác đau âm ỉ. Khu vực này vẫn có thể cảm thấy đau khi chạm vào vài ngày sau đó. Xung quanh vị trí vết đốt có thể xuất hiện một vết sưng da đỏ có màu trắng xung quanh, khu vực này có thể ngứa và cảm thấy nóng khi chạm vào.

Nghiêm trọng hơn, một số người có thể bị sốc phản vệ sau khi bị ong đối với các triệu chứng như nổi mề đay, sưng tấy, khó thở, chóng mặt, chuột rút, buồn nôn, tiêu chảy và thậm chí là ngừng tim. Một số loại ong cực độc như ong vò vẽ, ong bắp cày, …

Cách phân biệt các vết đốt của côn trùng - Ảnh 3.

Ong đốt thường gây sưng và đau nhói âm ỉ (Ảnh: Everydayhealth)

Do đó, mọi người nên tìm hiểu cách sơ cứu khi bị ong đốt để phòng ngừa các tình trạng xấu có thể xảy ra:

- Lấy vòi chích của ong ra bằng cách dùng nhíp hoặc các dụng cụ có thể gắp vòi ong, lưu ý là không được nặn bằng tay vì có thể làm lọc độc lan rộng.

- Rửa sạch vùng da bị đốt với xà phòng và có thể bôi dung dịch sát trùng

- Chườm mát để giảm tình trạng sưng, đau và ngứa

- Uống nhiều nước để thải độc tố

- Đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn cách chăm sóc. Đối với những trường hợp sau khi bị ong đốt thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường, nên đến bệnh viện ngay để được cấp cứu kịp thời.

4. Bọ ve cắn

Bọ ve gây tổn thương cho da bằng cách tiết ra nước bọt, phá vỡ các tế bào da, sau đó hút các tế bào da đã hòa tan. Sau khi bị bọ ve cắn, bạn sẽ cảm thấy ngứa, nổi các mụn đỏ, không đau, xuất hiện ở các vùng chân, eo hoặc các nếp gấp trên da.

Khi thấy xuất hiện các triệu chứng do bị ve đốt, bạn nên vệ sinh da với xà phòng để loại bỏ hết ký sinh trùng còn sót lại. Sau đó dùng kem dưỡng da và kem chống ngứa, điều quan trọng là không gãi hoặc xà chát mạnh vì có thể gây viêm da.

Cách phân biệt các vết đốt của côn trùng - Ảnh 4.

Bị ve cắn thường làm nổi các mụn đỏ, ngứa nhưng không đau (Ảnh: Everydayhealth)

5. Bọ chét đốt 

Bọ chét thường sống trên người chó, mèo nhưng con người cũng có thể bị bọ chét đốt. Các triệu chứng do bọ chét cắn có thể bắt đầu trong vòng vài giờ sau khi bạn bị cắn. Vết cắn thường xuất hiện theo nhóm ba hoặc bốn vết, ngứa, nổi mề đay và sưng xung quanh vết thương hoặc vết loét, nổi mẩn đỏ, nhỏ, có thể chảy máu hoặc không.

Các vết bọ chét cắn thường xuất hiện ở mắt cá chân và cẳng chân, eo, mông và đùi. 

Thuốc kháng histamine đường uống hoặc kem hydrocortisone có thể làm giảm ngừa và phản ứng dị ứng.

Cách phân biệt các vết đốt của côn trùng - Ảnh 6.

Vết bọ chét cắn thường xuất hiện theo nhóm ba hoặc bốn vết, ngứa, nổi mề đay (Ảnh: Everydayhealth)

6. Muỗi đốt

Vết muỗi đốt thường xuất hiện dưới dạng sưng và ngứa, hình tròn, màu đỏ hoặc hồng ở dưới da. Thông thường muỗi đốt thường vô hại nhưng cũng có thể gây ra các bệnh nghiêm trọng như sốt rét, sốt xuất huyết.

Một số người có thể phản ứng nghiêm trọng với vết muỗi đốt nhưng ít xảy ra, chẳng hạn như nổi mề đay, sốt nhẹ, sưng hạch bạch huyết.

Cách phân biệt các vết đốt của côn trùng - Ảnh 5.

Vết muỗi đốt thường xuất hiện dưới dạng sưng và ngứa, hình tròn, màu đỏ hoặc hồng ở dưới da (Ảnh: Healthline)

7. Vết nhện cắn

Các vết nhện cắn trông gần giống như ong đốt như đỏ, sưng và đau tại chỗ. Hầu hết, các vết nhện nhà cắn đều không gây độc nhưng bạn có thể gặp các triệu chứng dị ứng nghiêm trọng như tức ngực, khó thở, khó nuốt hoặc sưng mặt, lúc này bạn cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Vết nhện cắn cũng có thể gây bệnh uốn ván nên mọi người cần thận trọng.

Một số loài nhện có thể gây nguy hiểm như nhện góa phụ đen, nhện nâu ẩn dật. Vết cắn của góa phụ đen xuất hiện dưới dạng hai vết thủng, lúc đầu có thể gây đau hoặc không. 30 đến 40 phút sau, bạn có thể bị đau và sưng ở khu vực này. Trong vòng tám giờ, bạn có thể bị đau và cứng cơ, đau bụng và lưng, buồn nôn, nôn, khó thở.

Cách sơ cứu khi bị nhện cắn: Rửa vùng da bị nhện cắn bằng xà phòng, sử dụng một miếng gạc lạnh để giảm đau và sưng. Thuốc giảm đau OTC và thuốc kháng histamin cũng có thể hữu ích nhưng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Cách phân biệt các vết đốt của côn trùng - Ảnh 6.

Vết nhện cắn gây đỏ, sưng và đau (Ảnh: Healthline)

8. Bọ xít đốt

Bọ xít có nhiều loại, có thể lây truyền ký sinh trùng và lây bệnh Chagas. Nếu là các loại bọ xít ở cây cối, khi chúng bám và bắn độc vào da có thể gây viêm da kích ứng, cảm thấy đau như bỏng rát, nếu nhẹ thì vùng da bị tổn thương có màu vàng, nếu nặng hơn da có thể bị loét rộng giống như bị bỏng.

Nếu bị bọ xít hút máu cắn, thường để lại vết cắn trên mặt và gây sưng mí mắt. Nghiêm trọng hơn là mọi người có thể bị sốc phản vệ.

Nếu bị bệnh chagas do bọ xít cắn, người bệnh cảm thấy sốt, mệt mỏi, đau nhức cơ thể, nhức đầu, phát ban, chán ăn, tiêu chảy và nôn mửa. Một số biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra như tim to, suy tim, nhịp tim bất thường, ngừng tim hoặc phình to. ruột kết, còn được gọi là megacolon.

Khi phát hiện bị bọ xít đốt, bạn nên rửa sạch vùng da bị tổn thương với nước sạch và xà phòng. Sau đó dùng thuốc sát trùng vết cắn, tuyệt đối không được chà gãi vùng da bị đốt. Nếu gặp phản ứng dị ứng nghiêm trọng, bạn nên đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.

Cách phân biệt các vết đốt của côn trùng - Ảnh 7.

Bọ xít cắn có thể gây sưng mí (Ảnh: Healthline)

9. Ve

Ve thường không lây bệnh nhưng vết cắn của chúng có thể gây kích ứng da và gây ngứa dữ dội. Các vết cắn thường không được chú ý cho đến khi các vết đỏ, ngứa phát triển trông giống như phát ban trên da.

Tuy nhiên, một số loại ve mang mầm bệnh nguy hiểm, chẳng hạn ve chân đen, trước đây được gọi là ve hươu, có thể mang bệnh Lyme và ve chó có thể lây lan bệnh sốt đốm Rocky Mountain.

Làm thế nào để phòng ngừa côn trùng cắn?

Để giúp ngăn ngừa vết đốt hoặc cắn của bọ, các bác sĩ da liễu khuyên bạn nên thực hiện các biện pháp sau:

- Thoa kem chống côn trùng, để bảo vệ khỏi muỗi, ve và các loại bọ khác, bạn nên sử dụng thuốc chống côn trùng có chứa 20 đến 30% DEET trên da và quần áo hở. Khi bôi thuốc nên tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc người có chuyên môn.

- Mặc quần áo phù hợp: Khi ra ngoài hoặc làm việc ở những nơi nhiều cây cối, bụi rậm, bạn nên mặc quần áo dài, đeo găng tay, tất chân, đội mũ, đeo khẩu trang, …

- Sử dụng màn khi đi ngủ

- Vệ sinh nhà cửa thường xuyên, loại bỏ các chum, vại nước gần nhà để tránh muỗi, bọ phát triển.

Nguồn tham khảo:

1. 10 Types of Bug Bites and How To Treat Them

2. What Bit Me? Spot These 13 Bug Bites


Tác giả: Vân Anh